Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bìa tạp chí TIME

19/05/2012

Tạp chí Time của Mỹ ra đời năm 1923. Trong hơn 85 năm qua, đã năm lần hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên trang bìa tạp chí này.

Đọc tiếp »


Cuốn sách đồ sộ về cuộc đời Bác Hồ ở Mỹ

23/04/2011

 “Chủ tịch Hồ Chí Minh có chỗ đứng trang trọng trong ngôi đền tưởng niệm các anh hùng cách mạng đã từng tranh đấu quyết liệt để gióng lên tiếng nói trung thực của những con người cùng khổ trên toàn thế giới. Người là một sự kết hợp sinh động: nửa Lênin, nửa Gandhi…”

Phỏng vấn GS William J. Duiker về tác phẩm “Ho Chi Minh a life”:

* Nguyên do nào khiến giáo sư lại đề tặng nhân dân VN cuốn sách về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh?

– Tôi đề tặng cuốn sách này cho nhân dân VN vì tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều người Việt khi viết cuốn sách và cũng cho rằng nhân dân VN đã kinh qua bao gian khổ, cho nên sự đề tặng đó là thích hợp nhất.


GS William J. Duiker

Giữa 1960: từng là một viên chức ngoại giao phục vụ tại Nam VN và Đài Loan, sau chuyển sang công tác nghiên cứu và giảng dạy môn sử tại Đại học bang Pennsylvania, chuyên sâu về lịch sử hiện đại VN và Trung Quốc.

1997: về hưu nhưng vẫn còn giảng dạy ở Viện Đào tạo ngoại giao tại thủ đô Mỹ và hiện sống tại bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ.

Đã viết nhiều cuốn sách có giá trị về VN vào năm 1981 (giải thưởng sách chọn lọc có giá trị nhất năm 1982-1983). Năm 1994 và 1995 với Cuộc chiến tranh thần thánh: chủ nghĩa dân tộc và cách mạng trong VN bị chia cắt.

Cuốn sách Hồ Chí Minh, một cuộc đời  (NXB Hyperion, New York, năm 2000) dày 700 trang được đánh giá là cuốn tiểu sử về Bác Hồ đầy đủ và có giá trị nhất ở Hoa Kỳ hiện nay. Để thực hiện công trình đồ sộ này, ông đã phải dành gần 30 năm đi lại nhiều nơi và đến VN nhiều lần thu thập tài liệu nghiên cứu và phỏng vấn những người còn sống và biết rõ về Bác Hồ.

* Có điều gì hấp dẫn trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh mà giáo sư lại dành gần 30 năm công sức đi lại nhiều nơi trên thế giới và nhiều lần đến VN để viết về tiểu sử Người?

– Qua kinh nghiệm bản thân ở VN trong những năm 1960, tôi cảm thấy người VN có được quyết tâm chiến đấu hi sinh cho chính nghĩa cách mạng chính là nhờ ở sự lãnh đạo tài giỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Càng nghiên cứu sâu về VN, tôi lại càng nhìn thấy Người là chiếc chìa khóa để ta có thể am hiểu được những gì đã xảy ra ở đó.

Đọc tiếp »


Nhà văn Sơn Tùng được đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”

15/12/2010

Hơi muộn, nhưng vẫn còn kịp, đó là việc Hội Nhà văn VN đang xúc tiến hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhà văn Sơn Tùng, khi ông vừa qua những giờ khắc thử thách nghiệt ngã nhất của bệnh tật ở tuổi 83.

* Nhà văn Sơn Tùng: Hai ngón tay và hàng chục đầu sách

THIÊN AN

Tác giả “Búp sen xanh” – Sơn Tùng, đã sống một đời văn đáng tự hào, bằng nghị lực viết phi thường của một người thương binh nặng.
Tập nói ở tuổi 83

Đã năm tháng trôi qua kể từ ngày nhà văn trở bệnh nặng do vết thương cũ tái phát (ba mảnh đạn M79 găm vào đầu tại chiến trường Tây Ninh tháng 4.1971) trong thể trạng nguy kịch: Xuất huyết não, huyết áp rất cao, liệt nửa người. Tới thăm ông tại khu điều trị cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 30.6.2010, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết – người bạn chiến đấu cũ của ông, đã xúc động nhắc lại kỷ niệm không thể quên giữa hai người trong giờ phút sinh tử: “Khi anh Sơn Tùng bị thương nặng, tôi là người đã cõng anh ấy đi cấp cứu” và căn dặn các bác sĩ: “Anh Sơn Tùng là nhà văn được nhân dân yêu mến. Các đồng chí hãy cố gắng hết sức để cứu chữa cho nhà văn Sơn Tùng”.

Đọc tiếp »


Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực hoạt động của UNESCO

01/12/2010

Katherine Muller-Marin

Tôi có mặt tại đây ngày hôm nay để hoàn thành sứ mệnh của nghị quyết được Đại hội đồng UNESCO thông qua tại khóa họp lần thứ 24 của cơ quan này tại Pa-ri năm 1987, về việc kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng dân tộc và nhà văn hóa lớn. Đại hội đồng cho rằng việc thế giới kỷ niệm ngày sinh của những nhà văn hóa và trí thức kiệt xuất sẽ góp phần đạt được những mục tiêu của UNESCO và thúc đẩy sự hiểu biết giữa các quốc gia.

Đại hội đồng cũng coi Người là một biểu tượng nổi bật về tinh thần quả cảm của dân tộc bởi Người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước và dân tộc Việt Nam, qua đó góp phần vào cuộc đấu tranh chung của toàn nhân loại vì hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội. Đại hội đồng cũng cho rằng những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật kết tinh truyền thống văn hóa của Việt Nam, một truyền thống có từ nhiều nghìn năm trước, và những lý tưởng của Người tiêu biểu cho khát vọng các dân tộc khác trên thế giới bởi họ đấu tranh nhằm khẳng định bản sắc văn hóa của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.

Trên cơ sở những suy xét này, Đại hội đồng đã khuyến nghị các quốc gia thành viên tham gia vào việc kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua việc tổ chức các sự kiện thể hiện tưởng nhớ về Người nhằm phổ biến tầm vóc lớn lao của lý tưởng và sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người.

Đọc tiếp »


Giới thiệu sách: “Hồ Chí Minh – một cuộc đời” của William J Duiker

05/11/2010

“Chủ tịch Hồ Chí Minh có chỗ đứng trang trọng trong ngôi đền tưởng niệm các anh hùng cách mạng đã từng tranh đấu quyết liệt để gióng lên tiếng nói trung thực của những con người cùng khổ trên toàn thế giới. Người là một sự kết hợp sinh động: nửa Lênin, nửa Gandhi…”

Cuốn sách Hồ Chí Minh, một cuộc đời (NXB Hyperion, New York, năm 2000) dày 700 trang được đánh giá là cuốn tiểu sử về Bác Hồ đầy đủ và có giá trị nhất ở Hoa Kỳ hiện nay. Để thực hiện công trình đồ sộ này, tác giả đã phải dành gần 30 năm đi lại nhiều nơi và đến VN nhiều lần thu thập tài liệu nghiên cứu và phỏng vấn những người còn sống và biết rõ về Bác Hồ.

Website TheheHoChiMinh.net sẽ trích đăng một bản dịch của cuốn sách này. 

Đọc tiếp »


Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong thời kỳ 1920 – 1930

05/11/2010

NGUYỄN BÁ SƠN
sonnb@thehehochiminh.net

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hoá thế giới” (UNESCO – 1987), là “một trong một trăm nhân vật ảnh hưởng nhất thế kỷ XX” (TIME – 2005). Người là người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam. Điếu văn của BCH TW Đảng Lao động Việt Nam – 1969 viết: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

Hồ Chủ tịch đã để lại cho dân tộc và nhân loại một di sản đồ sộ, vô cùng quý báu. Đó là cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong kho tàng ấy, Tư tưởng Hồ Chí Minh giữ một vị trí đặc biệt. Cùng với Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành “kim chỉ nam cho hành động” của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đó là thứ vũ khí lý luận vô cùng sắc bén, là ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam tiến về phía trước.

Việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng đã được tiến hành từ mấy chục năm nay với sự góp mặt của đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong quá trình nghiên cứu ấy, các nhà lý luận một mặt làm rõ khái niệm, các nội dung cụ thể của Tư tưởng Hồ Chí Minh, mặt khác còn chia sự hình thành và phát triển của Tư tưởng Hồ Chí Minh thành những giai đoạn khác nhau. Việc phân kỳ các giai đoạn như vậy để ta hiểu sâu sắc các mốc phát triển quan trọng, nắm được nội dung tư tưởng quan trọng của Người trong từng thời kỳ. Đó không phải sự phân chia đứt đoạn bởi Tư tưởng Hồ Chí Minh là một quá trình phát triển liên tục, nhất quán, có kế thừa, phát triển, loại bỏ những quan điểm không phù hợp, có những luận điểm tư tưởng của Người được hình thành, bổ sung suốt đời. Vì vậy, tiêu chí cơ bản để phân kỳ là dựa vào nội dung chuyển biến về mặt tư tưởng của Hồ Chí Minh trong từng thời kỳ cụ thể chứ không phải dựa vào các mốc thời gian hoạt động của Người.

Đọc tiếp »


Chủ tịch Hồ Chí Minh hình ảnh dân tộc

23/09/2010

PHẠM VĂN ĐỒNG

Hồ Chủ tịch là người cha già của dân tộc Việt Nam. Ngót ba mươi năm bôn ba bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý nhị như ngôn ngữ dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy.

Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tươm tất. Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Lối ăn ở của Hồ Chủ tịch giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người sống chung với anh em trong một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt nhất nhất như anh em. Kể ra, Người có chỗ được biệt đãi: đó là bát nước cơm mà anh Lộc, đồng chí cấp dưỡng lành nghề và thân mến của chúng tôi lúc bấy giờ, bao giờ cũng để dành riêng cho Người, từ biên giới Cao Bằng cho đến Tân Trào, trước khi về Hà Nội. ở Hà Nội, Chủ tịch Chính phủ có phòng làm việc, phòng tiếp khách, nhiều khi chủ tọa những bữa tiệc long trọng, nhưng bình thường ngày hai bữa, Chủ tịch Chính phủ cùng nhân viên đều ăn chung. Nhiều lần, vì đến quá trễ, thức ăn không còn gì, Hồ Chủ tịch vẫn vui cười ăn đủ mấy bát cơm như thường lệ.

Đọc tiếp »


UNESCO đã vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?

06/09/2010

PHẠM CÔNG KHÁI (Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tìm được văn bản gốc Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Paris (20/10 – 20/11/1987) đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”, vào năm 1990.

Nghị quyết quan trọng này khẳng định những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã, góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc…

Đọc tiếp »


Bức ảnh có chữ ký của Cụ Hồ và Võ Nguyên Giáp

03/09/2010

Nhà Sử học Dương Trung Quốc

Dòng lưu bút viết dưới bức ảnh với chữ ký của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp dành tặng cho một người bạn nước ngoài và sau này được sưu tập lại từ một cuốn sách biên khảo về lịch sử hiện đại Việt Nam của nhà sử học Australia gốc Mỹ, ông David Marr, đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về tác giả của nó và thời điểm chụp, còn hai nhân vật trong ảnh thì là những gương mặt quá nổi tiếng lại có chữ ký rất dễ nhận biết.

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trên chiếc xe đến Quảng trường Ba Đình

Cuối cùng thì sau khi bức ảnh này được công bố, nhà báo Vũ Hạnh Hiên, nay đã quá cố đã phát hiện ra. Đó là nhà nhiếp ảnh cũng rất nổi tiếng: Võ An Ninh (nay cũng đã qua đời). Nhà nhiếp ảnh kể lại với nhà báo rằng vào Ngày Độc lập, 2/9/1945, dân cả Hà Nội ai cũng muốn ra đường làm một việc gì đó. Võ An Ninh cầm máy ảnh quyết làm sao chụp cho được ảnh Cụ Hồ trên kỳ đài nhưng không được vì đông quá khó tiếp cận.

Đọc tiếp »


THĂM MỘT CHIẾN SĨ QUỐC TẾ CỘNG SẢN – NGUYỄN ÁI QUỐC

03/09/2010

O. MANĐENXTAM

Tại Đông Dương, ảnh hưởng phong trào Găngđi như thế nào? Tiếng vang, làn sóng của phong trào đó có lan đến đấy chút nào không ? – Tôi hỏi Nguyễn Ái Quốc.

– Không. – Nguyễn Ái Quốc trả lời – Nhân dân An Nam chúng tôi là những người nông dân bị nhấn chìm trong bóng đêm hết sức tối tăm. Không một tờ báo nào, không ai hiểu bây giờ trên thế giới đương diễn ra những gì; đêm tối, thực sự là đêm tối.

Nguyễn Ái Quốc hiện là người An Nam duy nhất ở Mátxcơva, đại diện của chủng tộc Mã Lai cổ xưa. Đó là một thanh niên gầy gò, linh hoạt, mặc cái áo len đan. Đồng chí nói tiếng Pháp – tiếng của những kẻ áp bức, nhưng mà những chữ Pháp từ miệng đồng chí Nguyễn Ái Quốc nghe trầm trầm, lắng xuống như hồi âm của tiếng mẹ đẻ quê hương đồng chí.

Nguyễn Ái Quốc đã nói đến hai chữ “văn minh” một cách đầy khinh bỉ. Đồng thời đã đặt chân qua hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới, đã tới miền Bắc và miền Trung châu Phi, đã thấy rất nhiều cảnh đau khổ. Khi nói chuyện, đồng chí thường hay dùng chữ “anh em”. Anh em của Nguyễn Ái Quốc ở đây là những người da đen, những người Ấn Độ, những người Xyri, những người Trung Quốc…

Đọc tiếp »


Phó TGĐ UNESCO: “Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị thời đại”

03/09/2010

Hans D’Orville

“Chính vì tầm vóc vĩ đại của con người Hồ Chí Minh mà chúng ta đã vinh danh Người ở UNESCO và trên thế giới” – ông Hans D’Orville, Phó tổng giám đốc Tổ chức UNESCO tuyên bố.

Nhân buổi lễ mít tinh tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tối 14/5, để kỷ niệm lần thứ 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2010) và 20 năm ngày Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận Người là “ Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”, ông Hans D’Orville, Phó tổng giám đốc Tổ chức UNESCO, đã có bài tham luận đặc biệt đánh giá về Tư tưởng Hồ Chí Minh. Sau đây là hoàn toàn bài tham luận của ông:

Đọc tiếp »


Hồ Chí Minh với Trung Quốc

02/09/2010

Dương Danh Dy

Lời giới thiệu của NBS: “Hồ Chí Minh với Trung Quốc” là đề tài tôi quan tâm thời gian gần đây. Những diễn biến trong xung đột về lãnh thổ và kinh tế, sự “trỗi dậy” của Trung Quốc đặt ra cho chúng ta câu hỏi: nên như thế nào khi làm hàng xóm của một nước lớn? Chúng ta có thể học hỏi gì trong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc khi xưa?

Tôi có tìm cuốn “Hồ Chí Minh với Trung Quốc” của GS Hoàng Tranh (Trung Quốc), tiếc là chưa tiếp cận được. Nay nhà nghiên cứu Dương Danh Dy có viết bài dưới đây, chỉ là một vài suy nghĩ của ông, chưa phải là một nghiên cứu hoàn chỉnh, nhưng tôi nghĩ cũng đáng để chúng ta quan tâm.

Xin giới thiệu cùng thầy cô và các bạn!

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã đi tới nhiều nơi trên thế giới, nhưng có lẽ Trung Quốc là một trong mấy nước Bác lui tới nhiều lần nhất, sinh sống ở đó trong thời gian dài nhất, có cống hiến rất lớn cho phong trào cách mạng cũng như để lại ở đó nhiều tình cảm nhất.

Trong bài viết nhỏ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh của Bác này, tôi không dám đề cập tới mọi vấn đề mà chỉ muốn nhắc tới một vài bài học từ Bác mà trong quá trình nghiên cứu về Trung Quốc tôi không bao giờ dám quên.

Đọc tiếp »


Đối tượng và phương pháp của Hồ Chí Minh học

18/08/2010

GS SONG THÀNH

>>> Dowload file bài viết

1.Đối tượng nghiên cứu

Hồ Chí Minh học có ba bộ phận. Các bộ môn tiểu sử Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng, tấm gương của Người vào cuộc sống đều có đối tượng nghiên cứu rộng, hẹp khác nhau, song đều liên quan mật thiết với nhau, nên có thể nói, về cơ bản là thống nhất với nhau.

Dù nghiên cứu tiểu sử hay tư tưởng Hồ Chí Minh để tìm cách vận dụng vào cuộc sống, người nghiên cứu đều phải tìm hiểu về quê hương, gia đình, dân tộc và thời đại Hồ Chsi Minh đã sống và hoạt động, về các nguồn tư tưởng và văn hoá đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh, đã góp phần hình thành nên tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách của Người – nói chung là những phẩm chất và năng lực phi thường của một lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh được phản ánh trong các công trình và tác phẩm của Người. Những tư tưởng đó được Người đưa ra để hành động nên cũng được quán triệt trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà Hồ Chí Minh là người đứng đầu. Ngoài ra, tư tưởng đó còn có thể được tìm hiểu thông qua các tác phẩm, bài viết của những đồng chí và học trò gần gũi của Người đã trực tiếp lĩnh hội và quán triệt tư tưởng của người thầy vĩ đại trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Đọc tiếp »


Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tôi trở thành quân nhân như thế nào?

10/08/2010

DANIEL ROUSSEL thực hiện

Daniel Roussel sinh năm 1946, là phóng viên thường trú của báo L’Humanité (Nhân Đạo) tại VN từ 1980-1986. Chính trong những tháng ngày khó khăn nhất của VN sau chiến tranh, Daniel đã cảm nhận được cái đẹp của những tấm lòng VN, của con người và đất nước lúc đó còn đang bị phong tỏa trong vòng vây cấm vận.

Trở về Pháp, ông trở thành một nhà làm phim tài liệu – lịch sử nổi tiếng, trong đó có ba bộ phim về chiến tranh VN: Cuộc chiến giữa hổ và voi; Tù binh Mỹ ở Hà Nội – Hilton và Missing in action.

Đi về giữa VN và Pháp, Daniel Roussel có một tình bạn thắm thiết với đại tướng Võ Nguyên Giáp, người ông gọi là: “Ông chú đáng kính trong gia đình”.

Daniel Roussel  đã ghi lại cuộc phỏng vấn mang tính cá nhân đầu tiên của mình với đại tướng Võ Nguyên Giáp thực hiện từ năm 1992, nhưng phải tới 15 năm sau (năm 2007), ông mới công bố với độc giả.

Đọc tiếp »


Nhà văn Sơn Tùng: “Sự vĩ đại của Bác nằm ở nền móng đạo đức!”

10/08/2010

Nhà báo Giao Hưởng

Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả viết về Nhà văn hoá Hồ Chí Minh. Riêng ở Việt Nam, nhà văn Sơn Tùng hiện có tới 12 cuốn sách về Bác, từ Nhớ nguồn, Kỷ niệm tháng Năm, Bác về, Hoa râm bụt đến Trái tim quả đất, Búp Sen xanh, Bông Sen vàng… Ông được coi là một trong số những cây bút hàng đầu viết về Bác. Rất nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà báo từ các nước trên thế giới vẫn tìm đến ông, coi ông là một nguồn tư liệu để họ tham khảo và tiếp tục viết về Bác Hồ.

– Theo ông, cái gì là nền tảng tạo nên sự vĩ đại của Nhà văn hoá kiệt xuất thế giới Hồ Chí Minh?

– Tất cả sự vĩ đại của Bác nằm ở nền móng đạo đức! Bác của chúng ta vượt lên các thiên tài cùng thời đại ở việc làm, ở phong cách ứng xử bình dị đời thường mà người đời nhìn được, cảm được, chứ không đơn thuần chỉ dừng lại ở luận bàn đạo đức từng gặp xưa nay. Bác đến với nông dân như một người nông dân đến với người nông dân; đến với giới trí thức cũng hoà nhập như một trí thức, cốt cách ấy không lẫn vào đâu được!

Đọc tiếp »


Tóm tắt nội dung tham luận tại Hội thảo Quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh (tháng 5/2010)

30/07/2010

Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” đã diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 12 và 13/5/2010.

>>> Phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng

Hội thảo thu hút hàng trăm đại biểu là các quan chức, chuyên gia trong nước và đến từ nhiều nước trên thế giới như Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Brazil, Cuba, Lào… với gần 200 tham luận.

Với khối lượng tham luận đồ sộ, hội thảo được tổ chức thành ba phiên theo ba chủ đề: “Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, “Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc”, “Văn hóa, đạo đức, nhân cách trong di sản Hồ Chí Minh”.

TheheHoChiMinh.net xin giới thiệu bản tóm tắt 83 tham luận của các đại biểu Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung khi nhận được những tham luận mới.

Đọc tiếp »


Đại tướng Võ Nguyên Giáp dưới góc nhìn của người viết Sử

14/07/2010

DƯƠNG TRUNG QUỐC

Kể từ khi tôi tham gia công tác của Hội Sử học VN, tôi càng có nhiều cơ hội gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp và càng bị ông cuốn hút không phải chỉ ở một sự nghiệp quá đồ sộ của một nhà cách mạng, một vị Tổng tư lệnh mà còn ở một phẩm cách của một nhà sử học lớn.

Ông kể cho tôi một đôi ký ức thời trai trẻ rồi đọc thuộc lòng.những vần thơ hừng hực chí khí yêu nước của Phan Bội Châu. Ông kể lại những kỷ niệm về các nhân vật lịch sử mà ông từng tiếp xúc như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Trần Huy Liệu. Ông đọc thuộc từng bài trong sách giao khoa thư đã nhen nhóm trong lòng ông những bài học đầu tiên dạy làm người. Rồi những bài học lịch sử trên bục giảng ở trường tư thục Thăng Long…

Đọc tiếp »


Hồ Chí Minh – cuộc đời như một thông điệp

01/04/2010

Nguyễn Trần Bạt

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Số ra ngày 14/5/2002

Những giá trị tinh thần to lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc là không ai có thể phủ nhận, nhưng cách thức mà chúng ta đang sử dụng để đánh giá, nghiên cứu và học tập những giá trị tinh thần ấy lại rất đáng lo ngại. Không chỉ trong sinh hoạt hàng ngày, mà cả trên không ít phương tiện tuyên truyền, người ta đang vô tình hay hữu ý tìm cách áp đặt vào sự nghiệp của Hồ Chí Minh những điều xa lạ với chính Người.

Những giá trị cơ bản của Hồ Chí Minh chính là giá trị hành vi. Tôi nghĩ rằng những giá trị tinh thần của Hồ Chí Minh cần phải được nghiên cứu thực sự, và từ đó soi rọi nền văn hoá chính trị Việt Nam.

Nói đến Hồ Chí Minh là phải nói đến Đảng Cộng Sản Việt Nam. Theo tôi, Đảng Cộng sản Việt Nam là khối đầu óc của nhân dân, chứ không phải là những thành tựu chính trị, cho dù những thành tựu chính trị đó là có thật và trong đó bao giờ Hồ Chí Minh cũng đóng vai trò hình mẫu, cả với tư cách một nhà hoạt động chính trị lẫn vai trò người đại diện dân tộc… Tại sao người ta phân biệt bộ đội Cụ Hồ với những người lính khác? Và anh bộ đội Cụ Hồ cũng khác nhau ở hai giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ. Người bộ đội Cụ Hồ được xem xét thông qua lăng kính Hồ Chí Minh: người ta nhìn, người ta gắn lên anh bộ đội hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu như chúng ta chỉ dừng lại nghiên cứu những bài viết, giải pháp hay những lập luận của Bác Hồ và kết luận rằng đấy là tư tưởng Hồ Chí Minh thì chúng ta đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng. Cần phải nghiên cứu các giá trị văn hoá của Hồ Chí Minh chứ không phải là những bài viết hay câu nói cụ thể. Và các giá trị văn hoá ấy được thể hiện khi rõ ràng, khi kín đáo, nhưng thật là tinh tế. Hồ Chí Minh mặc áo Tôn Trung Sơn, chẳng hạn, không phải tình cờ mà là vì nhu cầu chính trị lúc bấy giờ…

Đọc tiếp »


Phong cách lãnh đạo độc đáo của Hồ Chí Minh

01/04/2010

Nguyễn Trần Bạt
Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group

Hồ Chí Minh là một nhà chính trị kiệt xuất, có những giá trị vượt thời gian và quan trọng hơn là có giá trị đương đại. Ông là một nhà chính trị có những địa vị không thể nào so sánh được, có những giá trị không thể nào nhầm lẫn được. Giá trị chính trị, phong cách lãnh đạo, tài năng chính trị của ông bộc lộ trong hoàn cảnh dân tộc Việt Nam đang có những cuộc chiến tranh giải phóng dài nhất thế giới và những cuộc đụng độ với các đối tượng lớn nhất thế giới.

1. Tài năng tổ chức ra tâm lý thời bình ngay cả trong thời chiến

Một trong các giá trị quan trọng nhất tạo ra tính không thể nhầm lẫn đó là tài năng tổ chức ra tâm lý thời bình ngay cả trong thời chiến.

Khi Johnson đưa nửa triệu quân Mỹ sang Việt Nam và mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Hồ Chí Minh đã đưa ra một thông điệp cứu quốc trong đó có đoạn: “Này Tổng thống Johnson, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác có thể bị tàn phá nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ…” Hồ Chí Minh gọi tên kẻ thù mà như không có sự phân biệt nào cả. Tôi nghe không chỉ ngôn từ mà cả lời nói của Hồ Chí Minh và nhận thấy sự khôn ngoan và phải chăng chính trị của ông, sự phải chăng không đạt đến được đối với những người khác. Hay trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giọng điệu của Hồ Chí Minh vẫn rất hoà bình: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Lời tuyên chiến ấy giống như phản ứng của một con người đang cày dở thửa ruộng, đang dở dang một công việc rất thông thường của đời sống con người, tức là ông không dập tắt tâm lý hoà bình ngay cả khi viết lời tuyên chiến. Hồ Chí Minh đủ tầm nhìn để hình dung ra kết cục của cuộc kháng chiến từ khi nó chưa kết thúc. “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc…” Ông xếp súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc với nhau tức là xếp những công cụ lao động hòa bình cùng với các công cụ chiến tranh hiện đại, làm cho ngôn ngữ chiến tranh dù rất mạnh mẽ, thôi thúc nhưng giọng điệu lại rất hòa bình. Đấy chính là thiên tài. Một con người trong tâm tưởng phải hình dung ra kết cục của cuộc chiến tranh khi nó chưa kết thúc thì mới có đủ trí tuệ để tổ chức ra tâm lý hoà bình. Và đó chính là tầm nhìn chính trị, là sự trung dung vĩ đại của Hồ Chí Minh.

Đọc tiếp »


“Qua hai chiều cửa sổ” với nhà văn Sơn Tùng

05/03/2010

Trần Hoàng Thiên Kim

Một buổi chiều đẹp trời trong căn phòng 12m vuông chật chỗ những tư liệu sách vở, ghi chép, nhà văn Sơn Tùng ngồi lặng lẽ bên bàn viết. Ông nghĩ ngợi một điều gì đó rất xa xăm, kẹp bút bằng hai ngón tay và viết một cách miệt mài. Ông đang có một mạch ý tưởng và sợ dừng tay sẽ mất dòng cảm hứng. Hình như ông đang làm thơ.

Những cuốn sách viết về bác Hồ quá thành công khiến ít người biết rằng xuất phát điểm ông là một nhà thơ. Ông nói” Tôi yêu thơ từ ngày còn thơ, yêu như mối tình đầu không thành đôi lứa trọn đời”. Bài “Chiếc nón bài thơ” của ông do nhạc sỹ Lê Việt Hoà phổ nhạc, được nhiều người biết đến. Bây giờ vì vẫn nhớ thơ nên ông vẫn làm, nhưng những bài thơ ấy vẫn còn nằm trong sổ tay như những kỷ niệm đẹp của tâm hồn.

Đọc tiếp »


Nhà văn Sơn Tùng: ”Tôi chỉ mới mon men đến bên cạnh Bác”

05/03/2010

VIỆT HÀ

Tôi đã tâm nguyện dành cả cuộc đời mình để tìm hiểu và viết về Người. Nhưng cho đến bây giờ, khi chân đã run, tóc đã trắng đầu mà tôi thấy mình mới chỉ mon men đến cạnh Bác. Tôi viết chủ yếu về Bác nhưng cũng là viết về thời đại. Bởi vì Bác là sự hội tụ của thời đại và là sự kết tinh của truyền thống, tinh hoa dân tộc.”. Đó là tâm sự của nhà văn Sơn Tùng, nhà văn được biết đến là một cây bút suốt đời viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhà văn Sơn Tùng nuôi dưỡng ý định viết về Bác Hồ từ năm 1948. Khi ấy ông mới 20 tuổi.Ông đã vào Nam ra Bắc, ra nước ngoài,  đến những nơi Bác từng đến, từng sống và làm việc. Ông đã gặp gỡ những người thân của Bác, những người bạn, người quen, người cùng thời với Bác để có được các  thông tin, cứ liệu về Bác. Đến nay, nhà văn Sơn Tùng đã có 9 cuốn sách viết riêng về Bác và hàng chục cuốn khác viết về các danh nhân hay những vấn đề có Bác nổi lên như một hình tượng. Ông nói: “Viết về Bác nếu chỉ đơn thuần là những hiểu biết thông thường thì không thể viết được mà phải viết bằng tâm linh”. Cái chữ “tâm linh” này, để  định nghĩa nó một cách rõ ràng và thấu đáo cũng không giản đơn. Nhưng ở đây, nhà văn Sơn Tùng  muốn nói đến tình cảm và sự ngưỡng vọng của bản thân đối với nhân cách, trí tuệ và con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Đọc tiếp »


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU/Sách: “Hồ Chí Minh – con người của sự sống”

11/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

– Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận (Ban Chấp hành Trung ­ương Đảng Cộng sản Việt Nam): Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

– Bảo tàng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Những sự kiện, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990.

– Bảo tàng Hồ Chí Minh: Những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

– Nguyễn Trần Bạt: Văn hoá và con người, Nxb Văn hoá thông tin (In lần thứ hai), Hà Nội, 2006.

Đọc tiếp »


KẾT LUẬN/Sách: “Hồ Chí Minh – con người của sự sống”

11/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

1. Sức sống của con người Hồ Chí Minh biểu hiện ở cuộc sống của ông có đầy tham vọng.

Phàm là người nào có đức dày, có tâm lành, có trí sáng, có tầm cao, có tài kinh bang tế thế, có ý chí lớn lao dời non lấp bể thì người đó không thể không có tham vọng.

Hồ Chí Minh là một con người như thế.

Đọc tiếp »


Chương 4: VĂN HOÁ SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI/Sách: “Hồ Chí Minh – con người của sự sống”

11/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

I. Vai trò, chức năng của văn hoá
Cách nhìn của thế giới
Quan niệm của Hồ Chí Minh
II. Hồ Chí Minh  –  sự tiếp biến văn  hoá. Vượt qua cú sốc văn hoá
III. Văn hoá trong tư tưởng Hồ Chí Minh – Cách nhìn biện chứng     trong xã hội hiện đại
Văn hoá với chính trị, kinh tế, xã hội
Văn hoá lối sống
Vượt qua cú sốc về giáo dục

Đạo đức là một bộ phận của văn hoá, có nghĩa là tôi/và nhiều người nữa mạnh dạn nêu lên khái niệm “văn hoá đạo đức”. Có thể có bạn đọc không ưng. Ở đây, trong cuốn sách này, chương trước, tôi muốn tách riêng ra để viết về đạo đức Hồ Chí Minh như là một triết lý phát triển qua hành động thực tế của Hồ Chí Minh.

Ở trong chương này, tôi viết riêng về văn hoá ở con người ông. Đúng thế. Hồ Chí Minh là nhà văn hoá. Hồ Chí Minh là nhà văn hoá trùm lên tất cả các cái danh khác mà người ta gọi ông.

Đọc tiếp »


Con đường tiếp cận chân lý khi nghiên cứu Hồ Chí Minh

10/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Chân lý chỉ có một. Sự thật chỉ có một. Nhưng nhận thức của mỗi con người, mỗi cộng đồng có nhiều khi không phải chỉ một lần mà nhận thức đúng ngay được chân lý, đúng ngay được sự thật.

Có 1001 nguyên nhân.

Thông thường thì nhận thức là cả một quá trình từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa đầy đủ đến toàn diện, và có khi nó dích dắc, có khi nhận thức tưởng là được rồi, đúng rồi nhưng sau đấy lại phải nhận thức lại. Nhận thức của con người về những sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên không bao giờ thật đầy đủ và tuyệt đối chính xác. Nhận thức của con người là quá trình phản ánh giới tự nhiên, nhưng đó không phải là là sự phản ánh đơn giản, hoàn chỉnh, và có khi đó không phải là sự phản ánh trực tiếp. Đúng như có người nói: con người không thể nào nắm được, phản ánh được, miêu tả được toàn bộ cái thế giới tự nhiên một cách đầy đủ, mà con người chỉ có thể đi gần mãi đến đó, bằng cách tạo ra những khái quát trừu tượng, những khái niệm, những quy luật, những bức tranh khoa học về một thế giới chung quanh.

Đọc tiếp »


Nghiên cứu Bác Hồ, nhớ về Sơn Tùng – nhà Hồ Chí Minh học thực thụ

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

“Các chú đừng vẽ rắn thêm chân”, đó là câu Bác Hồ thường nói với những người sống gần Bác khi những người đó miêu tả, đánh giá, nhận định về một người hay một việc nào đấy. Ngay cả việc Bác Hồ thấy người khác nói, viết về mình, nặn tượng, vẽ tranh về mình, Bác cũng rất ngại, và thường là Bác khuyên người ta đừng có làm điều đó.

Thời còn là sinh viên ở trong ký túc xá của đất Mễ Trì (Hà Nội), nơi mà các lớp học trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bằng không quân và hải quân của Mỹ mới từ nơi sơ tán trở về (năm 1970), có một đêm các lớp sinh viên chúng tôi đã được nghe ông Hoài Thanh, một nhà thơ có tiếng cũng là một cây bút phê bình văn học sắc sảo, nói chuyện về thơ Hồ Chí Minh, có nghệ sĩ Kim Cúc ngâm thơ “minh hoạ”. Tôi nhớ rất đậm lời ông Hoài Thanh bình rằng: “Thơ Bác hay vì đó là thơ Bác”. Có lần, trong đêm, Bác nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, có buổi nghe thấy ông Hoài Thanh bình thơ của Bác. Một hôm, tình cờ gặp Hoài Thanh trong một hội nghị, Bác nói vui với Hoài Thanh rằng, thơ của Bác không hay đến thế; những ý tứ mà Hoài Thanh bình ở trong Đài, thì khi làm thơ, chính bản thân Bác không nghĩ đến.

Đọc tiếp »


Tại sao Hồ Chí Minh bị hiểu lầm?

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Ngày 6-6-1938, với tên tiếng Nga là ậốớ (Lin), khi đang làm nghiên cứu sinh tại Viện Những vấn đề dân tộc và thuộc địa tại Mátxcơva, Hồ Chí Minh gửi thư cho một đồng chí của mình ở Quốc tế Cộng sản (QTCS):

“Hôm nay là ngày kỷ niệm lần thứ bảy việc tôi bị bắt giữ ở Hồng Công. Đó cũng là ngày mở đầu năm thứ tám tình trạng không hoạt động của tôi. Nhân dịp này, tôi viết thư gửi đồng chí để xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này.

Đọc tiếp »


Nguyên nhân của các luận điệu xuyên tạc về Hồ Chí Minh và giải pháp đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc đó

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Vài lời mở đầu

Chuyên đề này không đi sâu vào việc nêu lên và phân tích những luận điệu sai trái, thù địch, xuyên tạc, phản bác về cuộc đời, sự nghiệp, trước tác của Hồ Chí Minh, mà là nêu lên và phân tích những nguyên nhân, đồng thời nêu một số giải pháp đấu tranh với các luận điệu đó. Đương nhiên, theo một lôgíc của cả đề tài này, trong một phạm vi nhất định nào đó, có thể tôi sẽ đề cập một số luận điệu có liên quan để làm minh chứng.

I. NGUYÊN NHÂN

Đọc tiếp »


Tại sao Hồ Chí Minh sang Liên Xô những năm 1923-1924?

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Với cương vị là cán bộ của Quốc tế Cộng sản, có ba quãng thời gian tiêu biểu nhất Hồ Chí Minh* hoạt động ở Liên Xô, tức là hoạt động ngay tại trụ sở của Quốc tế Cộng sản: 1. Từ mùa hè năm 1923 đến cuối năm 1924; 2. Năm 1927; 3. Từ năm 1934 đến cuối năm 1938.

Thời gian có phần đắc chí nhất của Hồ Chí Minh trong những năm hoạt động ở Quốc tế Cộng sản không dài, từ mùa hè năm 1923 đến cuối năm 1924, tức là thời gian kể từ khi Người tạm biệt các đồng chí của mình ở Đảng Cộng sản Pháp để bí mật đến Liên Xô theo sự điều động, phân công của Đảng Cộng sản Pháp và của Quốc tế Cộng sản vào hoạt động trong bộ máy của Quốc tế Cộng sản, làm cán bộ của Ban Phương Đông rồi cuối năm 1924 đến hoạt động ở Trung Quốc cũng như một số nước châu Á khác.

Đọc tiếp »


Hồ Chí Minh – sự tiếp biến văn hóa

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một phần văn hoá Pháp tràn vào Việt Nam theo gót chân của những kẻ đi xâm lược đội lốt chiều bài với những từ ngữ mỹ miều là “sự khai hoá văn minh”. Trong thử thách của sự phát triển, cái linh đơn văn hoá Việt Nam vẫn còn, nhưng có nguy cơ dần mất đi cái vẻ huyền diệu đắc dụng của nó và có nguy cơ bị mai một, bị lai căng.

Văn hoá Pháp vào Việt Nam một cách xô bồ, có tốt và gây ra cũng không ít điều xấu. Điều tốt thì đó là những công trình mà Pháp dựng nên trên đất Việt Nam để phục vụ cho sự cai trị. Đó là những nhà cửa, đường sá, cầu cống, là kỹ nghệ…Đó là những trường học, tuy còn ít ỏi, nhưng là trường tây, theo văn hoá tây. Đó là cuộc sống có phần văn minh của phương Tây mà đến đầu thế kỷ XX, các nhà trí thức khai sáng của Việt Nam trong đó có Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, v.v. bắt đầu áp dụng và mở cuộc vận động duy tân khá lớn và thành công không nhỏ. Chữ Hán được thay bằng quốc ngữ. Những cái đầu quấn tóc búi tó, những quần ống sớ, guốc mộc…đã nhường chỗ khá nhiều cho tóc ngắn, cho bộ đồ Âu complê thắt caravát, cho giầy đen, cho nhảy đầm, uống cà phê, hút thuốc lá thơm, cho lối sống văn minh bài trừ mê tín dị đoan, v.v. Một văn hoá ngoại lai cuốn vào chốn thuộc địa mà thuộc địa này vẫn đậm cốt cách phong kiến trong từng hang cùng ngõ hẻm. Và đương nhiên nó cũng sinh ra nhiều cái xấu, bởi không thể khác được do nó đi sau gót thực dân, mang theo cả những cặn bã ở “chính quốc” sang Việt Nam, nó khuyếch đại và nhân lên và phổ vào những cái cổ hủ xưa của phong kiến.

Đọc tiếp »


Một phương châm khi nghiên cứu Hồ Chí Minh

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

“Các chú đừng vẽ rắn thêm chân”, đó là câu Hồ Chí Minh thường nói với những người sống gần Người khi những người đó miêu tả, đánh giá, nhận định về một người hay một việc nào đấy. Ngay cả việc Hồ Chí Minh thấy người khác nói, viết, nặn tượng, vẽ tranh về mình, Người cũng rất ngại, và thường là Người khuyên người ta đừng có làm điều đó.

Có một số người gây nhiễu thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh có vợ có con hay không là câu chuyện bị gây nhiễu nhiều nhất. Tôi cho rằng: việc Hồ Chí Minh có vợ con hay không thì chẳng ảnh hưởng gì đến tư cách, đạo đức của Người. Nếu Hồ Chí Minh có vợ, có con, nghĩa là có gia đình riêng, thì với những gì Người đã cống hiến cho đất nước, chúng ta vẫn nhận định được rằng: Hồ Chí Minh đã hy sinh lợi ích riêng tư để dâng hiến cho Tổ quốc thân yêu của mình. Không phải không có vợ con mới là hy sinh chuyện riêng tư. Chỉ có điều là nếu Hồ Chí Minh có vợ thì đấy mới là chính là một con người hoàn chỉnh. Hồ Chí Minh cũng không ít lần nói về cái khiếm khuyết của chính cuộc đời mình, và một trong những khiếm khuyết đó là không có vợ; do vậy ông khuyên thanh niên Việt Nam đừng nên học mình về điều đó. Nếu Hồ Chí Minh có vợ con thật thì ông không thể giấu được trong ngần ấy năm. Có thể có nhiều người con gái đem lòng yêu Hồ Chí Minh. Có như vậy là sự thường. Tình yêu thời trai trẻ, tại sao không? Một thanh niên thư sinh, đẹp trai, hào hoa, phong nhã, lại là con quan, con nhà gia giáo mà lại không có người con gái nào yêu mình, mới là sự lạ. Tôi đã đọc rất kỹ nhiều bài viết của một số người đề cập chuyện Hồ Chí Minh có vợ con. Tôi khẳng định rằng, lập luận và những chứng cớ của những bài viết đó nêu ra không có sức thuyết phục.

Đọc tiếp »


William J.Duiker viết về Lá thư Nguyễn Tất Thành xin vào học trường thuộc địa (1911)

03/01/2010

WILLIAM J.DUIKER

Theo W.J.Duiker, đây là một lá thư do Nguyễn Tất Thành viết. Tuy nhiên, trong “Hồ Chí Minh toàn tập”, không thấy có lá thư này. Để tạo điều kiện bạn đọc tiếp cận và nghiên cứu, chúng tôi trích đăng ý kiến của W.J.Duiker. Hoan nghênh bạn đọc phản hồi về lá thư theo địa chỉ email: info@thehehochiminh.net

Anh Thành đã trở lại tàu trước khi tàu nhổ neo; tàu đã đến Cảng Le Havre ngày 15.7, và vài ngày sau đã đến Cảng Dunkerque và cuối cùng trở lại Marseilles, và ở đó cho đến giữa tháng 9. Tại đây, anh đã viết một bức thư gửi cho Tổng thống nước Cộng hoà Pháp. Vì đây là một sự kiện đáng chú ý, tôi xin chép toàn văn thư này.

Đọc tiếp »


Chương 3: TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN QUA CUỘC SỐNG/Sách: Hồ Chí Minh – con người của sự sống

02/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Về triết lý phát triển thì quả là còn nhiều điều đáng bàn. Có thể coi rằng, triết lý là lý luận về triết học, tức là quan niệm về con người, về những vấn đề nhân sinh và xã hội. Còn phát triển là làm cho sự vật lớn lên theo chiều tốt đẹp.

Tôi đồng cảm với ý kiến của ông Thành Duy khi bàn về triết lý phát triển Hồ Chí Minh khi ông cho rằng: “Triết lý phát triển của Hồ Chí Minh là triết lý phát triển xuất phát từ cách tiếp cận với văn hóa học, đặc biệt là văn hóa đạo đức và chủ nghĩa nhân văn”[1].

Quan niệm của tôi về triết lý phát triển Hồ Chí Minh là triết lý phát triển qua cuộc sống của chính ông. Đó là lý luận và thực tiễn trong cuộc đời Hồ Chí Minh về sự biến đổi các vấn đề nhân sinh và xã hội theo chiều hướng tốt đẹp. Triết lý phát triển Hồ Chí Minh thể hiện qua ngôn ngữ (nói và viết) và nhất là qua hành động trong cuộc sống của ông. Chính đó là triết lý phát triển qua cuộc sống. Theo đó, tôi lần theo một số khía cạnh, chỉ một số khía cạnh thôi, để cảm nhận về vấn đề này ở Hồ Chí Minh. Sự cảm nhận đó không chỉ một lần là xong, và không phải sự cảm nhận của ai ai cũng giống nhau. Sự cảm nhận đó đúng hay sai, nông hay sâu, đậm hay lạt, là do cái tâm thế và cái trí của từng người. Nói thế để thấy rằng, người đọc đừng vội cho điều này là đúng, điều kia là sai một cách dễ dàng.

Đọc tiếp »


Chương 2: NHẬN THỨC LÀ MỘT QUÁ TRÌNH/Sách “Hồ Chí Minh – con người của sự sống”

01/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Theo dòng thời gian, tôi điểm lại những mốc lớn ghi dấu sự đánh giá về Hồ Chí Minh. Sự ghi dấu này cũng chỉ là tương đối, sự cắt lát, phân chia mốc thời gian có điều gì đó không ổn là do chính nhận thức còn hạn chế của tôi — tác giả của cuốn sách này.

I. Yếu tố thứ tư

Trong bài viết nhan đề “Ba mươi năm hoạt động của Đảng” cho Tạp chí Những vấn đề hoà bình và chủ nghĩa xã hội, số 2-1960, nhân dịp Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”[1].

Đó là khái quát của Hồ Chí Minh về ba yếu tố cho sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Và, xin thông tin luôn cho độc giả trước khi phân tích: tôi cho rằng, có cả yếu tố thứ tư nữa, đó chính là Tư tưởng Hồ Chí Minh (Sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam = 1. Chủ nghĩa Mác – Lênin + 2. Phong trào công nhân + 3. Phong trào yêu nước + 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh).

Ở đây, có hai điều tôi muốn bình luận.

MỘT PHÁT KIẾN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ QUY LUẬT HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đọc tiếp »


Chương 1: Lối vào di sản/Sách “Hồ Chí Minh – con người của sự sống”

01/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

  1. Đường tiếp cận

Chân lý chỉ có một. Sự thật chỉ có một. Nhưng nhận thức của mỗi con người, mỗi cộng đồng có nhiều khi không phải chỉ một lần mà nhận thức đúng ngay được chân lý, đúng ngay được sự thật.

Có 1001 nguyên nhân.

Thông thường thì nhận thức là cả một quá trình từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa đầy đủ đến toàn diện, và có khi nó dích dắc, có khi nhận thức tưởng là được rồi, đúng rồi nhưng sau đấy lại phải nhận thức lại. Nhận thức của con người về những sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên không bao giờ thật đầy đủ và tuyệt đối chính xác. Nhận thức của con người là quá trình phản ánh giới tự nhiên, nhưng đó không phải là là sự phản ánh đơn giản, hoàn chỉnh, và có khi đó không phải là sự phản ánh trực tiếp. Đúng như có người nói: con người không thể nào nắm được, phản ánh được, miêu tả được toàn bộ cái thế giới tự nhiên một cách đầy đủ, mà con người chỉ có thể đi gần mãi đến đó, bằng cách tạo ra những khái quát trừu tượng, những khái niệm, những quy luật, những bức tranh khoa học về một thế giới chung quanh.

Con người là một trong những loài động vật có vú yếu ớt nhất trên trái đất, nhưng đồng thời con người cũng là chúa tể sức mạnh so với muôn loài. Sức mạnh đó không nằm ở cơ bắp, mà là ở tư duy, ở trí tuệ, ở trí khôn. Bộ não người có đến khoảng 100 tỷ nơrông (neuron) thần kinh, được kết nối với nhau thông qua khoảng 100 000 tỷ sợi liên bào (synapse). Đúng là nhận thức (hay tư duy) của con người là phức tạp nhất, rối rắm nhất, nhưng lại là sáng nhất và đó là một chuỗi khôn cùng trong cái biến thiên của thế giới tinh thần. Con người đã bay lên vũ trụ, bay lên được cả đến mặt trăng, mà ngay đầu thế kỷ XX có mơ cũng không tưởng tượng nổi. Con người còn khám phá ra bao nhiêu điều bí ẩn và phát minh ra bao nhiêu điều kỳ diệu trong cuộc sống. Thế kỷ XXI và các thế kỷ tiếp theo còn những điều gì nữa đây chứng tỏ sức mạnh vô biên từ trí tuệ của con người?[1]

Đã có rất nhiều ý kiến đánh giá về Hồ Chí Minh, nhận xét về cuộc đời và sự nghiệp của ông, đánh giá về vai trò của ông đối với tiến trình dân tộc Việt Nam cũng như đối với quá trình phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại…Ý kiến của người trong nước có, ngoài nước có; người cùng chính kiến với Hồ Chí Minh có; người khác chính kiến với Hồ Chí Minh cũng có; người sống cùng thời với Hồ Chí Minh có; người cùng làm việc với Hồ Chí Minh cũng có và cả những người thuộc thế hệ sau chưa từng gặp Hồ Chí Minh cũng có. Cũng như muôn vàn nhân vật lịch sử khác, Hồ Chí Minh được/bị mọi người nhìn nhận với nhiều con mắt khác nhau. Có người thì yêu, có người thì ghét, có cả người khác trận tuyến tuy không ưa ông (nếu phân thành tuyến ý thức hệ), nhưng lại vị nể ông.

Nhận thức của con người ta thường không theo con đường thẳng tắp. Nhận thức của Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam cũng như của quốc tế, về Hồ Chí Minh, nói cụ thể hơn là nhận thức, đánh giá về vai trò, về sự cống hiến của Hồ Chí Minh đối với toàn bộ sự phát triển của dân tộc Việt Nam và quá trình phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại, không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nhận thức đó đầy góc cạnh, chiều cạnh, tuỳ từng lúc, từng người, tuỳ từng tâm trạng.

Vào thời điểm này nhìn lại thì tương đối thuận lợi hơn trong đánh giá về Hồ Chí Minh, nhưng trong những năm 20, 30, 40 của thế kỷ XX thật không đơn giản một tý nào. Thật ra, hiện vẫn còn không ít ý kiến trong các cuốn sách, bài đăng các báo, tạp chí, các bài trên mạng internet đánh giá rất cực đoan, rất sai về Hồ Chí Minh, nhất là từ khi có các sự biến chính trị diễn ra làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn. Ghét sự nghiệp rồi ghét luôn cả con người của sự nghiệp đó. Bản chất của những ý kiến cực đoan đó hoàn toàn liên quan đến quan điểm không tán thành chế độ chính trị hiện hành của Việt Nam, một số ý kiến thấm đậm quan điểm chống cộng, thâm thù, phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đọc tiếp »


Lời mở đầu “Hồ Chí Minh – con người của sự sống”

01/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Trong thế giới của con người, có ba cái chết.

Cái chết thứ nhất là cái chết sinh học. Cái chết này được xác định khi con người đã nằm ở cõi vĩnh hằng. Nói như người Hà Nội thường hay đùa, thì là “đi Văn Điển”.

Cái chết thứ hai là cái chết chính trị, đạo đức. Nghĩa là người đó còn sống đấy, sống về sinh học, nhưng coi như đã chết, thậm chí bị người đời nguyền rủa, hoặc chẳng ai còn biết người đó còn ở trên đời này nữa.

Cái chết thứ ba là người đó đã chết sinh học rồi nhưng vẫn còn sống mãi, sống đẹp trong tâm khảm của những người chân chính, bởi người đó đã để lại tiếng thơm cho đời, để lại di sản tinh thần lớn lao cho nhân dân, cho dân tộc và cho nhân loại nhiều thế hệ. Người anh hùng dân tộc Bungari Khơrixtô Bôtép (1849-1876), một lãnh tụ của cuộc kháng chiến Bungari chống quân xâm lược Thổ Nhĩ Kỳ, viết rất hay rằng: “Người nào ngã xuống trong cuộc đấu tranh cho tự do thì người đó không bao giờ chết. Đất trời, thiên nhiên tiếc thương và ngợi ca muôn đời cuộc sống của người đó…”[1].

Trường hợp  Hồ Chí Minh chính là người thuộc cái chết thứ ba ấy.

Đọc tiếp »


Ý KIẾN VỀ TÁC PHẨM “HO CHI MINH: THE MISSING YEARS 1919 – 1941” (Hồ Chí Minh – Những năm tháng bị lãng quên 1919 – 1941) CỦA TÁC GIẢ SOPHIE QUINN – JUDGE

30/12/2009

Website TheheHoChiMinh.net nhận được bài viết của GS.Mạch Quang Thắng (một nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh lâu năm và có uy tín, hiện đang công tác tại Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh), trao đổi về cuốn sách của Sophie Quinn, được lưu truyền từ khá lâu trên mạng.

Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả. Quý bạn đọc có thể dùng biểu mẫu cuối bài để phản hồi, hoặc email tới hòm thư info@thehehochiminh.net

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

1. Một số điểm chú ý đầu tiên

Đây là tác phẩm đã được xuất bản tại Mỹ năm 2002 (University of California Press). Có thể nói rằng, cho đến nay, những nhà Hồ Chí Minh học (thực thụ) cả ở trong và ngoài nước Việt Nam không ai là không biết tác phẩm này. Có người biết qua những bài phân tích, những lời giới thiệu, những lời bình phẩm của đồng nghiệp. Có người đọc trực tiếp tác phẩm đó bằng tiếng Anh. Trên nhiều website, tác phẩm này của nữ tác giả Sophie Quinn – Judge đã được giới thiệu, bình luận không ít. Trong nhiều bài báo nghiên cứu Hồ Chí Minh của một số tác giả trong và ngoài nước ta, một số người đã tham khảo, nêu lại ý kiến hoặc trích dẫn nội dung của cuốn sách trên.

Tôi cho rằng, tác phẩm này đã được xuất bản công khai, được bày bán ở các cửa hàng sách, được đặt lên các giá sách thư viện, được đưa vào thư viện điện tử, v.v. Sự hiện diện của tác phẩm này ở Mỹ cũng như ở trên thế giới là điều bình thường khi có ai đó nghiên cứu về Hồ Chí Minh – một nhân vật đặc biệt không những trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn cả trong tiến trình lịch sử thế giới thế kỷ XX.

Tôi chia những tác phẩm của các tác giả nước ngoài (kể cả người gốc Việt Nam) viết về Hồ Chí Minh thành hai loại chủ yếu: (i) loại nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc, tuy quan điểm và phương pháp nghiên cứu có khác với những nhà Hồ Chí Minh học của Việt Nam; (ii) loại có cái tâm không lành, có thái độ hằn học, thâm thù, chống cộng, chống sự nghiệp cách mạng Việt Nam, và đương nhiên chống cả Hồ Chí Minh, muốn “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh” như họ đã tuyên bố công khai trên diễn đàn của cái gọi là “Khối 8406”.

Tôi cho rằng, tác phẩm của bà Sophie Quinn – Judge Ho Chi Minh: The Missing Years 1919 – 1941 (và nếu kể thêm một người Mỹ nữa có công trình khoa học về Hồ Chí Minh gần đây nhất là William J.Duiker với tác phẩm Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, New York, 2000) là thuộc loại (i) theo sự phân loại trên đây. Năm 2005, trong một lần đến làm việc tại Trường Quản lý nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard (Mỹ), khi tôi trao đổi ý kiến về hai tác phẩm này với một số giáo sư ở đó thì người ta khen tác phẩm Ho Chi Minh: The Missing Years 1919 – 1941 của bà Sophie Quinn – Judge hơn là tác phẩm Ho Chi Minh: A Life của ông William J.Duiker. Bà Sophie Quinn – Judge là nhà nghiên cứu triết học, lịch sử đã có nhiều công trình khoa học liên quan đến Việt Nam (cũng có thể gọi bà là nhà Việt Nam học). Bà đã nhiều lần sang Việt Nam dự hội thảo, trong đó năm 2009 đến Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh dự hội thảo khoa học trong khuôn khổ hợp tác với Viện Triết học của Học viện.

Đọc tiếp »


THÔNG BÁO Của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh

15/12/2009

Thông báo số 151-TB/TW, ngày 19 tháng 8 năm 1989 lý giải về các bản Di chúc khác nhau của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về bản công bố chính thức năm 1969 cũng như ngày mất thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. TheheHoChiMinh.net xin giới thiệu văn bản quan trọng này tới bạn đọc, kèm theo thông báo này có các phiên bản gốc của Di chúc, bản đánh máy, cũng như bút tích viết tay của Hồ Chủ tịch.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một bản Di chúc vô cùng quý báu. Dinh chúc được công bố ngay sau khi Bác qua đời và đã trở thành một nguồn cổ vũ lớn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, thống nhất đất nước và đưa nước nhà vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Song do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ mà có một số điều chưa được công bố.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Bác qua đời và chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) thấy có trách nhiệm thông báo đến toàn Đảng, toàn dân một số vấn đề liên quan đến Di chúc của Bác và ngày Bác qua đời.

1 – Về tài liệu gốc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đọc tiếp »


Nguyên văn các bản viết Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản công bố chính thức năm 1969

15/12/2009

Bản 1:

VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Tuyệt đối bí mật Nhân dịp mừng 75 tuổi

Người làm thơ rất nổi tiếng, ở Trung Quốc đời nhà Đường là cụ Đỗ Phủ có câu thơ rằng “hân sinh thất thập cổ lai hy”. Nghĩa là: Người thọ 70, xưa nay hiếm.

Đọc tiếp »


Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng, nhà lý luận cách mạng sáng tạo

15/12/2009

GS  SONG THÀNH

I. Quan niệm về nhà tư tưởng, nhà lý luận

Đến nay, vẫn không tránh khỏi còn có người băn khoăn một cách thành thật: xét về vị thế, gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất, điều đó không cần phải bàn cãi, nhưng còn nhà tư tưởng, nhà lý luận?

Bác Hồ không để lại cho chúng ta những công trình đồ sộ có tính chất lý luận chung, hoàn chỉnh và hệ thống, mà phần lớn chỉ là những bài báo, thư từ, lời kêu gọi… Gọi là tác phẩm, thì như người đã từng nói: trong đời mình, Người chỉ viết có một tác phẩm duy nhất là “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

Đọc tiếp »


Đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh

15/12/2009

GS. TS MẠCH QUANG THẮNG

Hiện nay đã có nhiều thế lực thâm thù chủ nghĩa cộng sản, thâm thù cách mạng Việt Nam tìm mọi cách xuyên tạc cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó cần tăng cường các giải pháp đấu tranh, trong đó đặc biệt chú trọng việc giáo dục, tuyên truyền về Chủ tịch Hồ Chí Minh; nâng cao ý thức cảnh giác và tăng cường đấu tranh trực diện với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

I. Mục đích của xuyên tạc

1. Từ sự thâm thù chủ nghĩa cộng sản

Hồ Chí Minh là một nhân vật phản ánh một phần tất yếu của sự phát triển dân tộc Việt Nam. Đã có nhiều thế lực thâm thù chủ nghĩa cộng sản, thâm thù cách mạng Việt Nam tìm mọi cách xuyên tạc cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đọc tiếp »


30 năm tôi đi tìm Hồ Chí Minh

15/12/2009

TRẦN CHUNG NGỌC
(Wisconsin – Hoa Kỳ)
Theo Tạp chí Hồn Việt

Lời toà soạn: Hồ Chí Minh – Bác Hồ, cái tên luôn gợi lên trong mỗi người Việt Nam bao nhiêu nỗi xao xuyến, xúc động vì “Người là niềm tin thiết tha nhất”. Thế nhưng, cũng không ít lần những người Việt Nam ấy phải nghẹn lòng, phẫn nộ khi nghe xem đọc những thông tin xuyên tạc về Người. Không thể đôi co, không thể nóng giận, những người Việt hiểu biết vẫn điềm tĩnh và tỉnh táo để giữ vững niềm yêu kính vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mình. Bài viết này là một trong những cái nhìn tỉnh táo và điềm tĩnh ấy.

Chúng tôi xin giới thiệu toàn văn bài viết “30 năm tôi đi tìm Hồ Chí Minh” – đăng trên Tạp chí Hồn Việt – của Tiến sĩ Trần Chung Ngọc, một nhà khoa học Việt kiều đã định cư tại Mỹ từ sau 1975, một sĩ quan đã từng cầm súng ở bên kia chiến tuyến đối mặt với những anh bộ đội cụ Hồ…

Tác giả viết theo phương châm khoa học: “sự lương thiện trí thức phải để lên hàng đầu, và phương pháp khảo cứu mọi vấn đề phải cẩn trọng, không để cho tình cảm, thiên kiến lôi cuốn” để mang lại cho các bạn đọc trẻ “một sự hiểu biết đúng đắn về cuộc đời của Hồ Chí Minh, và nhất là, về việc ông đã làm gì cho đất nước Việt Nam”.

***

Viết về một nhân vật có tầm vóc quốc tế như Hồ Chí Minh có thể nói là không dễ. Đối với những người thuộc giới chống Cộng viết theo cảm tính thù hận, khi thực sự chưa hiểu và không biết gì về Hồ Chí Minh thì rất dễ, vì muốn viết sao cũng được. Họ đưa ra những chi tiết lặt vặt, cộng với xuyên tạc, dựng đứng… nhằm “ám sát tư cách cá nhân”, bằng những từ hạ cấp cho hả lòng thù hận, thì có lẽ ai viết cũng được, không cần đến trí tuệ, không cần đến kiến thức, không cần đến trình độ, và cũng không cần đến liêm sỉ.

Đọc tiếp »


Những tên gọi, bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

11/12/2009

Sưu tầm

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Người qua 4 châu lục, 3 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau. Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, Người phải thay đổi họ tên rất nhiều lần. Mọi khó khăn, gian khổ, nguy hiểm không làm Người chùn bước. Bất kỳ ở đâu, trong hoàn cảnh nào, Người cũng chỉ có một mục đích như chính Người đã từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó”.

Từ Nguyễn Sinh Cung, đến tên gọi Văn Ba khi xuất dương tìm đường cứu nước, rồi trở thành Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Người đã dùng nhiều tên gọi, bí danh, bút danh khác nhau. Đây là một bằng chứng sinh động nhất về cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú của Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Mỗi tên gọi, mỗi bí danh Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng phần lớn đều gắn với những sự kiện lịch sử, những bước ngoặt quan trọng trong hành trình cứu nước của Người, trong từng chặng đường của cách mạng Việt Nam đều mang ý nghĩa nhất định. Nhiều bài báo, tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sử dụng bút danh là những tác phẩm lý luận quan trọng, là cẩm nang chỉ đường cho Đảng và nhân dân ta trong mỗi bước đường cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam và là một nhà báo có một khối lượng bài viết lớn: khoảng 2.000 bài.

Trên cơ sở tài liệu lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, qua một số sách báo công bố, cho đến nay chúng ta mới tập hợp được 174 tên gọi, bí danh và bút danh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng.

Trong khuôn khổ bài viết với mục đích giúp bạn đọc có tư liệu để nghiên cứu, chúng tôi trích nêu một số tên gọi, bí danh, bút danh và thông tin cần thiết xung quanh mỗi tên gọi, mỗi bí danh và bút danh của Người.

Đọc tiếp »


Chương 8: Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi

11/12/2009

I- THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng trái tim của Người vẫn đập trong hàng ngàn, hàng triệu trái tim nhân dân Việt Nam anh hùng. Trước anh linh Người, thay mặt toàn thể nhân dân Việt Nam, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam  Lê Duẩn đã đọc lời thề thể hiện quyết tâm của nhân dân ta:

“Giương cao mãi mãi ngọn cờ độc lập dân tộc, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước để thoả lòng mong ước của Người”.

Biến đau thương thành hành động cách mạng, kế tục sự nghiệp của Người, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở đợt sinh hoạt chính trịHọc tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với mục đích làm cho mọi người hiểu sâu sắc hơn sự nghiệp cách mạng vĩ đại và học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ.

Ngày 6-3-1970, Bộ Chính trị Trung ương Đảng mở cuộc vận độngNâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh.

Đọc tiếp »


Giá trị nhân văn cao quí trong sự nghiệp văn hoá Hồ Chí Minh

08/12/2009

GS. SONG THÀNH – Học viện chính trị Hành chính quốc gia

Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới công nhận là Nhà văn hóa kiệt xuất bằng cả một sự nghiệp văn hóa đồ sộ mà Nguời đã cống hiến cho dân tộc và nhân loại.

Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là Nhà văn hóa kiệt xuất vì Người đã khởi xướng phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, giải phóng các dân tộc thuộc địa, giành lại độc lập, tự do. Đó không chỉ là một sự nghiệp chính trị phi thường, mà còn là một sự nghiệp văn hóa cao cả.

“Đổi người nô lệ thành người tự do”, phát động lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của một dân tộc phần đông còn mù chữ và thất học vùng dậy đấu tranh giành độc lập, đó là một sự nghiệp gian nan và phi thường, đồng thời cũng là một sự nghiệp văn hóa vĩ đại. Bởi vì, giải phóng con người khỏi thân phận nô lệ, khỏi cái đói, cái rét, cái dốt, là một sự nghiệp văn hóa có ý nghĩa cao cả nhất, đầy đủ nhất, một ước mơ ngàn đời của nhân loại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nhà văn hóa kiệt xuất vì Người đã sớm thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.

Đọc tiếp »


Hồ Chí Minh – vĩ nhân của thế giới

08/12/2009

VÕ GIÁP

Bác Hồ của ta là danh nhân văn hoá thế giới thứ 21. Được ghi là “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất”. Trên thế giới, chưa có một danh nhân nào được 88 quốc gia ra “Nghị quyết kỷ niệm” như Bác Hồ ta. Có nước viết Đề cương kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, dày đến 84 trang…

Từ ngày 20/10 đến 30/11/1987, Đại hội đồng UNESCO khoá 24 họp, có mục xét các danh nhân kỷ niệm vào các năm “tuổi tròn”. Đến dự có 159 quốc gia (lúc đó phe Xã hội Chủ nghĩa có 8 thành viên, với bối cảnh các nước Đông Âu đang đổ vỡ), với nguyên tắc đủ 100% số phiếu (nếu là khoá họp của ban chấp hành, chỉ cần đủ đa số phiếu).

Với nội dung: Trong 3 năm: 1988, 1989, 1990, những danh nhân đúng vào tuổi 100 để thế giới kỷ niệm. Mức độ danh nhân có thể khác nhau: Danh nhân văn hoá, Nhà hoạt động kiệt xuất, Nhà thơ vĩ đại… Kỳ này, có 3 vị được đưa ra xét:

Đọc tiếp »


Báo chí Mỹ viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh

08/12/2009

Nguyễn Xuyến

Tạp chí “Thời báo” số ngày 9-9-1946 có bài nhan đề “Hồ Chí Minh là ai?” nhận xét đây là một nhân vật “rất kỳ lạ”. Tại Phông-ten-nơ-bơ-lô, “ông Hồ đã xuất hiện với dáng người nhỏ bé và ông thường thích tặng hoa cho các nữ ký giả”. Bài báo đã nêu bật quá trình hoạt động của Người từ lúc ra đi tìm đường cứu nước với tên Nguyễn Ái Quốc qua Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông…

Tờ “Thời báo Niu Oóc chủ nhật” số ra ngày 9-5-1954 viết: “Theo một ý nghĩa nào đó thì thời kỳ ngắn ngủi tại Hà Nội (sau năm 1945) là đỉnh cao trong cuộc đời Hồ Chí Minh. Người không những là thần tượng của nhân dân Việt Nam mà còn được Pháp công nhận là người phát ngôn đầu tiên của Việt Nam…Người Việt Nam này từng để lại ấn tượng sâu sắc và đặc biệt có cảm tình đối với các quan chức và nhà báo nước ngoài. Một người Pháp, sau này trở thành Cao ủy Pháp tại Đông Dương, cũng phải thừa nhận ông Hồ là người có tính cách rất mạnh mẽ và đáng tôn kính…Ngày nay, không một tên tuổi nào ở châu Á lại nổi tiếng như nhà cộng sản và dân tộc chủ nghĩa lão thành Hồ Chí Minh. Người chính là biểu tượng, là nhân vật truyền thuyết hơn là một con người bằng da bằng thịt”.

Tạp chí “Thời báo” số ra ngày 22-11-1954 đã đăng trên trang bìa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bài viết dài năm trang nói về thân thế và sự nghiệp cùng với đất nước mới được giải phóng của Người. Tạp chí này nhấn mạnh: “Với thắng lợi (Điện Biên Phủ), uy tín của Hồ Chí Minh đã vươn tới đỉnh cao mới tại châu Á. Các nhà dân tộc chủ nghĩa tại nhiều nước, mặc dù họ chống cộng, cũng không thể không lấy làm tự hào trước chiến công của một quân đội một nước châu Á đánh bại những kẻ từng là “ông chủ” của họ từ châu Âu tới…Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, lực lượng Việt Minh đã có được một quân đội chiến đấu trong rừng có hiệu quả nhất Đông Nam Á, có vị tướng tài ba nhất Đông Nam Á là Võ Nguyên Giáp, có một tổ chức chính trị vững chắc nhất do Hồ Chí Minh đứng đầu và có trình độ lãnh đạo lão luyện”.

Đọc tiếp »


HỒ CHÍ MINH trong lòng nhân loại

08/12/2009

“Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai…

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi như thấy được ngày mai, như thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”

ÔXÍP MANDENXTAM, 1924

Đọc tiếp »


BÀI PHÁT BIỂU CỦA TIẾN SĨ M.AT-MÉT (MODAGAT AHMED), GIÁM ĐỐC UNESCO KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG, ĐẠI DIỆN ĐẶC BIỆT CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC UNESCO TẠI HỘI THẢO QUỐC TẾ KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

08/12/2009

(thehehochiminh.net)- Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, Người còn là danh nhân văn hóa tiêu biểu của thế giới. Năm 1987, Tổ chức Văn hóa – Giáo dục – Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra nghị quyết tôn vinh Người.

Chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc bài phát biểu của Tiến sỹ ÁC-MÉT (MODAGAT AHMED), giám đốc UNESCO khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đại diện đặc biệt của Tổng Giám đốc UNESCO tại Hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đây thật sự là một niềm vinh dự cho tôi được phát biểu trước các nhà tri thức và thông thái cao quý tụ tập ở đây ngày hôm nay để kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, người chiến sỹ dũng cảm đã giải phóng dân tộc mình khỏi một thế kỷ đô hộ thực dân, bằng sự lãnh đạo khôn khéo và quyết tâm vững chắc. Người là một trong những động lực đầu tiên của phong trào chống thực dân thời kỳ sau Đại chiến thế giới thứ hai ở châu Á, và là một trong những lãnh tụ có ảnh hưởng nhiều nhất của các dân tộc ở thế kỷ 20. Hội nghị UNESCO phiên thứ 24 đã quyết định kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người vào  năm 1990. Đây là một cử chỉ tôn kính đối với một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. UNESCO rất vui sướng được tham gia vào sự kiện đáng ghi nhớ này. Điều đó biểu hiện sự cam kết sâu sắc của tổ chức này trong việc duy trì các giá trị và công lao của các nhân vật vĩ đại được nhân loại công nhận và kính trọng. Những tình cảm này được thể hiện rõ rệt trong Nghị quyết của Đại hội đồng với sự nhấn mạnh rằng: tư tưởng của Người chứa đựng nguyện vọng của nhân dân muốn khẳng định nền văn hoá riêng của mình và xúc tiến sự hiểu biết lẫn nhau. Nghị quyết này cũng yêu cầu Tổng giám đốc UNESCO giúp đỡ cho các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt ở Việt Nam.

Đọc tiếp »


Nghị quyết của UNESCO về Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1987)

08/12/2009

Ghi chép của  Đại Hội Đồng

Kỳ họp thứ 24, Paris,

20 Tháng Mười đến 20 Tháng Mười Một 1987

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc UNESCO

Nghị quyết 18.65 được thông qua bởi Đại Hội Đồng tại kì họp lần thứ 24.

18.65 Kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại Hội Đồng

Căn cứ Việc tổ chức lễ kỉ niệm quốc tế của những danh nhân có văn hóa và trí tuệ kiệt xuất góp phần thực hiện mục tiêu của UNESCO và sự hiểu biết chung toàn thế giới,

Căn cứ Nghị quyết 4.351 kì họp thứ 18 của Đại Hội Đồng liên quan tới các hoạt động kỉ niệm ngày sinh của những nhân cách lớn và sự kiện để lại dấu ấn trên sự phát triển của loài người.

Đọc tiếp »


Các liên kết về Chủ tịch Hồ Chí Minh

16/11/2009

Nhằm thuận lợi cho quá trình tra cứu thông tin của bạn đọc, chúng tôi thống kê các liên kết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xin bạn đọc lưu ý: các liên kết sẽ được mở sang một trang mới, chúng tôi không có liên hệ gì và không chịu trách nhiệm về nội dung các trang đó.

Để bổ sung các liên kết, vui lòng để lại bình luận cuối bài này. Hoặc email về: info@thehehochiminh.net

Đọc tiếp »