TRẦN DÂN TIÊN: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (P6)

29/10/2010

TRẦN DÂN TIÊN

Đúng ba tuần sau khi tuyên bố Việt Nam độc lập, đêm 23 tháng 9 năm 1945 quân Pháp gây ra chiến tranh ở Nam bộ. Tư lệnh tối cao Đồng minh vạch nước Việt Nam ra hai vùng, phía Nam do quân đội Anh giải pháp quân Nhật, phía Bắc do quân đội Trung Quốc giải giáp quân Nhật.

Khi mới đến, quân đội Anh được nhân dân Nam bộ đón tiếp niềm nở vì tin vào hiến chương quốc Đại Tây Dương và Phranxixcô. Cũng như đồng bào cả nước, nhân dân Nam bộ bắt đầu hưởng tự do mới giành lại, và làm việc cho tương lai của đất nước.

Thình lình, chiều ngày 23 tháng 9 năm 1945, Tư lệnh Anh tuyên bố giới nghiêm Sài Gòn, cấm nhân dân đi ra đường.

Đến nửa đêm, với khí giới do quân Anh cung cấp và lợi dụng lệnh giới nghiêm, quân Pháp tấn công thành phố.

Chiến tranh Việt – Pháp bắt đầu.

Đây là một cuộc chiến tranh phản bội do thực dân Pháp gây ra. Một bên liên quân Pháp, Nhật, Anh, một bên chỉ có người Việt Nam.

Đọc tiếp »


TRẦN DÂN TIÊN: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (P5)

29/10/2010

TRẦN DÂN TIÊN

Sau ngày mồng 9 tháng 3 năm 1945, Nhật tuyên bố Việt Nam độc lập, Bảo Đại tuyên bố bỏ chủ cũ là Pháp và theo chủ mới là Nhật.

Lập tức, Việt Minh ra một bản tuyên ngôn nói:

“Lời tuyên bố Việt Nam độc lập của Nhật là một sự lừa dối. Độc lập đây chỉ là một thứ độc lập giả hiệu. Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống phát–xít Nhật để giành lại độc lập thật sự cho Tổ quốc”.

Lúc đó bọn Nguyễn Tường Tam theo Nhật, ngược đãi người Pháp, sát hại Việt Minh và bắt cóc, đi tống tiền.

Nhật đưa Trần Trọng Kim ra làm thủ tướng, sai Kim tổ chức một chính phủ và một quân đội bù nhìn để đi với quân đội Nhật đánh Việt Minh. Lúc bấy giờ Việt Minh đã kiểm soát bảy tỉnh ở miền Bắc Bắc Bộ. Đội quân của Kim bị Việt Minh tước khí giới. Với vũ khí này, du kích Việt Minh phát triển càng nhanh chóng và mạnh mẽ.

Một lần năm chiến sĩ du kích Việt Minh bắt hai mươi bảy xe tiếp tế của Nhật.

Đọc tiếp »


TRẦN DÂN TIÊN: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (P4)

29/10/2010

TRẦN DÂN TIÊN

Từ mười hai năm nay, thực dân Pháp theo dõi ông Nguyễn. Từ tám năm nay, chúng lùng ông. Năm 1925 – 1927, chúng biết ông ở Quảng Châu, nhưng chúng không làm gì được. Vì ông được chính phủ cách mạng Trung Quốc và nhân dân Quảng Châu che chở. Trước và sau thời kỳ này, bọn gián điệp của Pháp không dò ra tung tích của ông.

Cùng bọn Anh, bọn Hà Lan và bọn Nhật, bọn Pháp tổ chức “mật thám quốc tế”. Mục đích của tổ chức này là dò xét những nhà cách mạng Triều Tiên, Nam Dương, Ấn Độ và Việt Nam.

Bọn đế quốc bịa đặt rằng những người cách mạng đó là tay sai của Quốc tế thứ 3, của Nga và nhiệm vụ của họ là phá hoại nền thống trị các nước.

Đế quốc Anh cho rằng ông Nguyễn là tay sai của Nga. Vì vậy những nhà cầm quyền Anh cũng cho ông là kẻ thù số một và cố bắt cho được ông.

Thực dân ở Đông Dương vui mừng thắng lợi, và ca tụng thực dân Anh, chính phủ Pháp hứa một số tiền rất lớn nếu Anh chịu trục xuất ông để Pháp đón bắt.

Đọc tiếp »


TRẦN DÂN TIÊN: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (P3)

29/10/2010

TRẦN DÂN TIÊN

Thế là một lần nữa ông Nguyễn biệt tích.

Một lần nữa chúng tôi mất khâu chuyền.

Một câu châm ngôn Trung Quốc nói: “Một nhà hoạ sĩ vẽ giỏi không bao giờ vẽ nguyên cả một con rồng, mà vẽ con rồng khi ẩn khi hiện giữa những đám mây”.

Chúng tôi không phải là những nhà hoạ sĩ có tài.

Chúng tôi không để những đám mây trong tiểu sử của Hồ Chủ tịch, nhưng đến đây thì chúng tôi phải thú thật rằng đã mất mối câu chuyện.

Đọc tiếp »


Văn hóa trong phê bình theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

12/01/2010

PHẠM HOÀNG DIỆP
Tạp chí Hà Nội ngàn năm

Tự phê bình và phê bình cốt là để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để tư tưởng và hành động được đúng hơn và tốt hơn để làm việc có hiệu quả hơn. Như vậy cũng có nghĩa: tự phê bình và phê bình là hành vi văn hóa vì vậy nó phải được thực hiện đúng như bản chất của nó. Qua các phân tích nghiên cứu thì quan điểm phê bình có văn hóa của Hồ Chí Minh là:

Phê bình thẳng thắn, khách quan và xây dựng.
Phê bình với tâm trong sáng, tấm lòng bao dung và tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Phê bình được thực hiện một cách dân chủ, công khai.
Phê bình có phương pháp và nghệ thuật.

Hồ Chí Minh nhận thấy rằng: người đời không phải là thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm, điều quan trọng là phải mạnh dạn nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa. Người ví việc che giấu khuyết điểm giống như “giấu giếm bệnh tật trong mình không dám uống thuốc để bệnh ngày càng nặng thêm nguy hiểm đến tính mạng”, bởi vậy “thang thuốc hay nhất là tự phê bình và phê bình” trong đó phải phê bình mình trước rồi phê bình người sau như người xưa đã dạy: “Tiên trách kỷ hậu trách nhân”.

Đọc tiếp »