Tư tưởng Hồ Chí Minh về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều

11/12/2009

Trần Văn Phòng
Tạp chí Khoa học xã hội

Một trong những di sản lý luận mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là tư tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một biện pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.

Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: “Lý luận đi đôi với thực tiễn”, “Lý luận kết hợp với thực hành”, “Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, “Lý luận phải liên hệ với thực tế (Hồ Chí Minh, 1995, tập 9, tr. 292). Dù nói “đi đôi”, “gắn liền”, “kết hợp” nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496). Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau.

Hồ Chí Minh cho rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm thì trước hết cần khắc phục bệnh kém lý luận, bệnh khinh lý luận. Bởi lẽ, kém lý luận, khinh lý luận nhất định sẽ dẫn tới bệnh kinh nghiệm. Hơn nữa, không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hoa kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn. Nếu không có lý luận hay trình độ lý luận thấp sẽ làm cho bệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng, thêm kéo dài. Thực tế cho thấy, ở nước ta có không ít cán bộ, đảng viên “chỉ bo bo giữ lấy kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của cách mạng” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 247). Những cán bộ ấy quên rằng, “kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi. Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 234). Thực chất là họ không hiểu vai trò của lý luận đối với thực tiễn. Theo Hồ Chí Minh, lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn, lý luận “như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 234 – 235). “Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 47). Làm mò mẫm chính là biểu hiện của bệnh kinh nghiệm. Kém lý luận, khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn tới bệnh giáo điều. Bởi lẽ, do kém lý luận, khinh lý luận nên không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu chữ lý luận và do đó cũng không thể hiểu được bản chất những vấn đề thực tiên mới nảy sinh. Do đó, không vận dụng được lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Nếu có vận dụng thì cũng không sát thực tế không phù hợp với thực tiễn.

Đọc tiếp »


Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

11/12/2009

GS.Song Thành
Tạp chí Triết học

Phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh là sự vận dụng thuần thục phương pháp biện chứng duy vật macxít

Hồ Chí Minh không có tác phẩm riêng bàn về phương pháp. Nhưng trong thực tế lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Người đã vận dụng sáng tạo và nhuần nhuyễn các nguyên lý của phép biện chứng duy vật macxít kết hợp với các yếu tố biện chứng của triết học phương Đông qua đó tạo nên một hệ thống phương pháp riêng của mình, rất macxít mà cũng rất Hồ Chí Minh, không trộn lẫn được. Vì vậy, có thể nói, có phương pháp biện chứng của Hồ Chí Minh, phương pháp đó vẫn là phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng đã được vận dụng và chuyển hoá vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để xử lý thành công những vấn đề do thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra, nó in đậm màu sắc Việt Nam – Hồ Chí Minh và bằng cái riêng đã làm phong phú thêm cái chung.

Vậy nội dung và đặc điểm của phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh là gì?

Đọc tiếp »


Triết lý hành động Hồ Chí Minh

11/10/2009

PGS, TS Nguyễn Hùng Hậu

Trong lịch sử ta thấy có nhiều triết lý tách rời khỏi hành động, nói không đi đôi với làm, lý luận xa rời cuộc sống. Triết lý không gắn với hành động là triết lý để mà triết lý, triết lý tư biện, kinh viện, sách vở, xa rời, tách rời cuộc sống, chẳng hạn như triết lý của một số nhà tư tưởng Tây- Âu thời trung cổ nhằm phục vụ cho mục đích của thần học và tôn giáo, triết lý tư biện theo kiểu trò chơi của những khái niệm (chơi chữ), triết lý của một số nhà không tưởng… Học thuyết của họ đẹp thì có đẹp, hay thì có hay, nhưng không gắn với hoạt động, hành động thực tiễn mà đôi khi chúng trở thành trò chơi của lý trí, trí tuệ thuần tuý. Ngay giai cấp tư sản hô hào, giương cao triết lý về tự do, bình đẳng, bác ái, nhưng sau khi đánh đổ giai cấp phong kiến thì nó lại phớt lờ triết lý mà nó nêu lên ban đầu. Nói thì hay nhưng về sau không thực hiện là vì quyền lợi ích kỷ của nó. Lý luận của các nhà triết học trước Mác chủ yếu chỉ là giải thích, lý giải thế giới chứ không gắn liền với nhiệm vụ cải tạo cải biến thế giới. Chính vì vậy, sự xuất hiện của triết học Mác đã tạo ra một cuộc cách mạng trong triết học vì nó không chỉ giải thích mà còn cải tạo thế giới bằng hoạt động thực tiễn của con người.

Triết lý hành động Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa những tinh hoa của triết học Đông Tây kim cổ mà còn kế thừa những điểm tinh tuý của triết học Mác- Lênin và đưa triết lý hành động lên tầm cao mới trong đó triết lý và hành động, nói và làm, lý luận và thực tiễn không tách rời nhau, tạo nên một khối thống nhất. Điều này thể hiện rõ khi Người cho rằng lý luận phải liên hệ với thực tế, học phải đi đôi với hành. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng bởi lẽ khi đó thực tiễn không biết đi theo hướng nào, không biết đi về đâu giống như con tàu giữa biển khơi mù mịt nhưng lại không có la bàn. Còn lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông, tức lý luận để mà lý luận, lý luận trở thành trò chơi của lý tính và lý trí. Người còn ví không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi, lý luận và kinh nghiệm như hai con mắt của con người, có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ. Bơm to, thổi phồng kinh nghiệm sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, ngược lại, bơm to, thổi phồng lý luận sẽ rơi vào bệnh giáo điều kinh viện. Đó là hai loại bệnh tương đối phổ biến ở nước ta trước kia và hiện nay vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo quản lý.

Phương châm của Người là độc thư bất vong cứu quốc, cứu quốc bất vong độc thư, nghĩa là đọc sách không quên cứu nước, đọc sách không chỉ nâng cao tầm hiểu biết, rèn luyện trí tuệ mà phải hướng đến cứu nước cứu người, cứu nước không quên đọc sách, tức cứu nước không quên nâng cao trí tuệ. Qua đây ta thấy người cách mạng và người trí thức hòa quyện vào nhau, trong người cách mạng có người trí thức, trong người trí thức có người cách mạng, người cách mạng phải có trí tuệ, còn người trí thức phải phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, người trí thức của nhân dân.

Đọc tiếp »


Vấn đề phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và nâng lên tầm cao mới trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam của Hồ Chí Minh

07/05/2009

PGS, TS NGUYỄN HÙNG HẬU

Hồ Chí Minh – lãnh tụ thiên tài của nhân dân Việt Nam, nhà văn hoá lớn của thế giới. Người không chỉ truyền bá, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, đưa Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà Người còn phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin lên một tầm cao mới.

1. Khi phân tích những mâu thuẫn của CNTB, C.Mác và Ph. Ăngghen đã tiên đoán khả năng cách mạng nổ ra trước tiên ở các nước tư bản phát triển nhất, nơi những tiền đề vật chất của CNXH đã đạt đến độ chín muồi nhất định. Mới đầu các ông cho rằng cách mạng sẽ nổ ra ở Anh, Pháp, sau đó là Đức. Theo các ông, giữa xã hội tư bản và xã hội cộng sản là một thời kỳ cải tiến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia, thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và Nhà nước của thời kỳ ấy là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Nhưng đến năm 1877, hai ông lại cho rằng cách mạng sẽ nổ ra ở phương Đông mà Nga là nước tiên phong. C.Mác tán thành ý kiến của Sécnưsepxki cho rằng nước Nga có thể không cần phải trải qua những đau khổ của chế độ tư bản mà vẫn chiếm đoạt được mọi thành quả của chế độ ấy. Như vậy, về cơ bản, lý luận của hai ông đều cho rằng các nước tư bản phát triển có thể đồng loạt tiến lên XHCN. Tuy nhiên, các ông cũng dự báo khả năng phát triển rút ngắn như nước Nga.

Thời C.Mác và Ph. Ăngghen, hệ thống thuộc địa của CNTB đã được mở rộng, nhưng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chưa phát triển mạnh, bởi vậy, theo các ông, vận mệnh loài người, tương lai của cách mạng giải phóng dân tộc vẫn phần lớn phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển.

Sang thời Lênin, khi phân tích CNTB ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ông cho rằng CNXH có thể thắng lợi thậm chí trong một nước tư bản tách riêng (một mắt xích trong sợi dây truyền), và ông nêu ra tư tưởng trong những điều kiện lịch sử nhất định, những nước lạc hậu có thể phát triển rút ngắn, bỏ qua, không phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN. Những điều kiện đó là gì?

a) Phương thức sản xuất bị bỏ qua đã tỏ ra lỗi thời về mặt lịch sử.
b) Có sự giúp đỡ của giai cấp công nhân đã giành được thắng lợi ở nước tư bản phát triển hơn.
c) Có đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân với đầy đủ kinh nghiệm và quyết tâm cùng toàn dân làm cuộc cách mạng giành được chính quyền về tay mình.

Đọc tiếp »