Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước kiểu mới

10/12/2010

TS. TRẦN NAM CHUÂN – Viện chiến lược, Bộ Quốc phòng

Một trong những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng một nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Đây là tư tưởng độc đáo, sáng tạo của Bác Hồ và của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đã được minh chứng và kiểm nghiệm trong lịch sử đấu tranh giành chính quyền và xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền phải là nhà nước của dân, do dân và vì dân; đó là tư tưởng, ý chí nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người yêu nước, thương dân nồng nàn tha thiết. Người đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin bằng niềm tin mãnh liệt: “Bây giờ học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Lê-nin” và con đường duy nhất mang lại độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào là con đường cách mạng vô sản, dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân. Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng như V.I.Lê-nin đã chỉ rõ: “Cùng với việc tổ chức xây dựng Đảng cách mạng thì trong cuộc đấu tranh này, trước hết phải có Đảng cách mệnh”(1), “Đảng có vững cách mệnh mới thành công”(2). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng nền tảng tư tưởng cho đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng. Trong đó tư tưởng của Người về vấn đề chính quyền nhà nước hình thành khá sớm và rõ nét. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong xây dựng nhà nước kiểu mới, trước hết bắt nguồn từ đường lối cách mạng của Đảng. Một mặt, Người khẳng định bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, mặt khác Người cũng khẳng định sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân, tính chất nhân dân và dân tộc của nhà nước pháp quyền vì nó là đại diện cho toàn thể nhân dân và toàn dân tộc.

Đọc tiếp »


Tổng giám đốc FPT học và làm theo Bác Hồ

29/11/2010

Câu chuyện của vị tổng giám đốc một tập đoàn tư nhân lớn cho chúng ta thấy những câu chuyện về Bác Hồ có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Mời các bạn cùng đọc và cho bình luận.

Trước khi được biết đến với tư cách là giám đốc công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam, ông Nguyễn Thành Nam (Tổng Giám đốc FPT) đã từng trải qua những giai đoạn khó khăn nhất và có những câu chuyện đáng để đời…

Đọc tiếp »


Tư duy kinh tế Hồ Chí Minh: Bác Hồ chỉ nói về mục tiêu kinh tế

27/11/2010

ĐOÀN DUY THÀNH

Trong Di chúc, Bác Hồ viết: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đoàn Duy Thành lý giải vì sao trong Di chúc và trước tác của Hồ Chủ tịch chỉ nêu mục tiêu mà không nói đến quan điểm, phương pháp phát triển kinh tế đất nước.

Đọc tiếp »


Hồ Chí Minh – Bậc thầy về làm thương hiệu quốc gia

26/11/2010

HOÀNG ĐÌNH
Tạp chí Người đô thị

Nếu ví mỗi đất nước là một ngôi sao, các quốc gia trên thế giới sẽ là một bầu trời sao thì mỗi ngôi sao sẽ “lung linh” một vẻ khác nhau.

Ánh sáng lấp lánh của mỗi ngôi sao không thể ôm đồm theo “một rổ giá trị” này khác.

Đọc tiếp »


Hiến pháp 1946 với tư tưởng pháp quyền

03/09/2010

TS Nguyễn Sĩ Dũng

Nếu pháp quyền là những nguyên tắc và phương thức tổ chức quyền lực sao cho lạm quyền không thể xảy ra và quyền tự do, dân chủ của nhân dân được bảo vệ thì Hiến pháp năm 1946 đã phản ánh đúng tinh thần đó.

60 năm đã trôi qua kể từ mùa thu năm ấy. Sống mãi với thời gian là các giá trị của Cách mạng tháng Tám: độc lập, tự do, dân chủ. Sống mãi với thời gian là tư tưởng pháp quyền kết tinh trong bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bản hiến pháp đó còn được gọi là Hiến pháp 1946.

Hiến pháp 1946 là một bản hiến văn hết sức ngắn gọn, súc tích. Toàn bộ bản hiến văn chỉ gồm 70 điều. Trong đó có những điều chỉ vẻn vẹn một dòng. (Ví dụ Điều 12 được viết như sau: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”). Một trong những lý do giải thích sự ngắn gọn này là: Hiến pháp 1946 đã được thiết kế theo tư tưởng pháp quyền.

Đọc tiếp »


Hiến Pháp 1946

03/09/2010

HIẾN PHÁP NĂM  1946

CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

(Được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

thông qua ngày 09 – 11 – 1946)

____________

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hòa.

Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới.

Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.

Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:

– Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo;

– Đảm bảo các quyền tự do dân chủ;

– Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Với tinh thần đoàn kết, phấn đấu sẵn có của toàn dân, dưới một chính thể dân chủ rộng rãi, nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hòa bình của nhân loại.

Đọc tiếp »


Một số lời dạy của Bác Hồ về đạo đức lối sống

03/09/2010

“Đối với mình – Phải siêng nǎng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh”.

Con đường giải phóng. Tháng 12 nǎm 1940.
Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh

“Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.
Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.

Mấy nǎm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt. Về xuôi nhất là về thành thị, sẽ có nhiều người phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu”.

Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ trước khi vào tiếp quản Thủ đô.
Ngày 5 tháng 9 nǎm 1954.T.7, Tr.346

Đọc tiếp »


THĂM MỘT CHIẾN SĨ QUỐC TẾ CỘNG SẢN – NGUYỄN ÁI QUỐC

03/09/2010

O. MANĐENXTAM

Tại Đông Dương, ảnh hưởng phong trào Găngđi như thế nào? Tiếng vang, làn sóng của phong trào đó có lan đến đấy chút nào không ? – Tôi hỏi Nguyễn Ái Quốc.

– Không. – Nguyễn Ái Quốc trả lời – Nhân dân An Nam chúng tôi là những người nông dân bị nhấn chìm trong bóng đêm hết sức tối tăm. Không một tờ báo nào, không ai hiểu bây giờ trên thế giới đương diễn ra những gì; đêm tối, thực sự là đêm tối.

Nguyễn Ái Quốc hiện là người An Nam duy nhất ở Mátxcơva, đại diện của chủng tộc Mã Lai cổ xưa. Đó là một thanh niên gầy gò, linh hoạt, mặc cái áo len đan. Đồng chí nói tiếng Pháp – tiếng của những kẻ áp bức, nhưng mà những chữ Pháp từ miệng đồng chí Nguyễn Ái Quốc nghe trầm trầm, lắng xuống như hồi âm của tiếng mẹ đẻ quê hương đồng chí.

Nguyễn Ái Quốc đã nói đến hai chữ “văn minh” một cách đầy khinh bỉ. Đồng thời đã đặt chân qua hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới, đã tới miền Bắc và miền Trung châu Phi, đã thấy rất nhiều cảnh đau khổ. Khi nói chuyện, đồng chí thường hay dùng chữ “anh em”. Anh em của Nguyễn Ái Quốc ở đây là những người da đen, những người Ấn Độ, những người Xyri, những người Trung Quốc…

Đọc tiếp »


Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về trí thức

03/09/2010

Theo Tạp chí Xây dựng Đảng
tháng 11/2004

Là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, trí thức có nhiệm vụ thi đua phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Vì vậy, Đảng và Chính phủ ta rất quý trọng những người trí thức của nhân dân, vì nhân dân.
Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 8, tr.216.

Địa vị những người trí thức ái quốc Việt Nam sẽ là cùng với toàn thể đồng bào, kiến thiết một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam thống nhất và độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc.
Sách đã dẫn (Sđd), tập 5, tr.156.

Trí thức đáng trọng là trí thức hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Sđd, tập 7, tr.33.

Đọc tiếp »


Phó TGĐ UNESCO: “Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị thời đại”

03/09/2010

Hans D’Orville

“Chính vì tầm vóc vĩ đại của con người Hồ Chí Minh mà chúng ta đã vinh danh Người ở UNESCO và trên thế giới” – ông Hans D’Orville, Phó tổng giám đốc Tổ chức UNESCO tuyên bố.

Nhân buổi lễ mít tinh tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tối 14/5, để kỷ niệm lần thứ 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2010) và 20 năm ngày Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận Người là “ Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”, ông Hans D’Orville, Phó tổng giám đốc Tổ chức UNESCO, đã có bài tham luận đặc biệt đánh giá về Tư tưởng Hồ Chí Minh. Sau đây là hoàn toàn bài tham luận của ông:

Đọc tiếp »


Đối tượng và phương pháp của Hồ Chí Minh học

18/08/2010

GS SONG THÀNH

>>> Dowload file bài viết

1.Đối tượng nghiên cứu

Hồ Chí Minh học có ba bộ phận. Các bộ môn tiểu sử Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng, tấm gương của Người vào cuộc sống đều có đối tượng nghiên cứu rộng, hẹp khác nhau, song đều liên quan mật thiết với nhau, nên có thể nói, về cơ bản là thống nhất với nhau.

Dù nghiên cứu tiểu sử hay tư tưởng Hồ Chí Minh để tìm cách vận dụng vào cuộc sống, người nghiên cứu đều phải tìm hiểu về quê hương, gia đình, dân tộc và thời đại Hồ Chsi Minh đã sống và hoạt động, về các nguồn tư tưởng và văn hoá đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh, đã góp phần hình thành nên tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách của Người – nói chung là những phẩm chất và năng lực phi thường của một lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh được phản ánh trong các công trình và tác phẩm của Người. Những tư tưởng đó được Người đưa ra để hành động nên cũng được quán triệt trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà Hồ Chí Minh là người đứng đầu. Ngoài ra, tư tưởng đó còn có thể được tìm hiểu thông qua các tác phẩm, bài viết của những đồng chí và học trò gần gũi của Người đã trực tiếp lĩnh hội và quán triệt tư tưởng của người thầy vĩ đại trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Đọc tiếp »


Tầm nhìn sáng tạo của Hồ Chí Minh khi tiếp nhận học thuyết Mác

05/08/2010

Hoàng Văn Lân

Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc đối thoại thứ ba giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây. Kết quả là Hồ Chí Minh, đã cùng một lúc gặp nhân loại cũ của thế giới cũ và phát hiện ra nhân loại mới của thế giới mới để rồi kiên định suốt đời đứng về phía nhân loại mới nhằm tìm đường giải phóng và phát triển cho dân tộc và nhân loại cần lao.

Không lâu trước khi qua đời (2-9-1969), Hồ Chí Minh đã trả lời nhà báo người Mỹ Anna Louise Strong về quyết định “đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác của mình” như sau:

“Những người Việt Nam, trong đó có cả cha tôi, thường tự hỏi nước nào có thể giúp phá bỏ ách đô hộ của người Pháp. Một số cho rằng Nhật Bản, những người khác cho rằng nước Anh và một số khác lại cho rằng nước Mỹ. Tôi cho rằng cần phải ra nước ngoài để tự tìm câu trả lời cho mình. Sau khi tôi biết họ được sống ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào mình” (1).

Đọc tiếp »


Phong cách lãnh đạo độc đáo của Hồ Chí Minh

01/04/2010

Nguyễn Trần Bạt
Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group

Hồ Chí Minh là một nhà chính trị kiệt xuất, có những giá trị vượt thời gian và quan trọng hơn là có giá trị đương đại. Ông là một nhà chính trị có những địa vị không thể nào so sánh được, có những giá trị không thể nào nhầm lẫn được. Giá trị chính trị, phong cách lãnh đạo, tài năng chính trị của ông bộc lộ trong hoàn cảnh dân tộc Việt Nam đang có những cuộc chiến tranh giải phóng dài nhất thế giới và những cuộc đụng độ với các đối tượng lớn nhất thế giới.

1. Tài năng tổ chức ra tâm lý thời bình ngay cả trong thời chiến

Một trong các giá trị quan trọng nhất tạo ra tính không thể nhầm lẫn đó là tài năng tổ chức ra tâm lý thời bình ngay cả trong thời chiến.

Khi Johnson đưa nửa triệu quân Mỹ sang Việt Nam và mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Hồ Chí Minh đã đưa ra một thông điệp cứu quốc trong đó có đoạn: “Này Tổng thống Johnson, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác có thể bị tàn phá nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ…” Hồ Chí Minh gọi tên kẻ thù mà như không có sự phân biệt nào cả. Tôi nghe không chỉ ngôn từ mà cả lời nói của Hồ Chí Minh và nhận thấy sự khôn ngoan và phải chăng chính trị của ông, sự phải chăng không đạt đến được đối với những người khác. Hay trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giọng điệu của Hồ Chí Minh vẫn rất hoà bình: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Lời tuyên chiến ấy giống như phản ứng của một con người đang cày dở thửa ruộng, đang dở dang một công việc rất thông thường của đời sống con người, tức là ông không dập tắt tâm lý hoà bình ngay cả khi viết lời tuyên chiến. Hồ Chí Minh đủ tầm nhìn để hình dung ra kết cục của cuộc kháng chiến từ khi nó chưa kết thúc. “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc…” Ông xếp súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc với nhau tức là xếp những công cụ lao động hòa bình cùng với các công cụ chiến tranh hiện đại, làm cho ngôn ngữ chiến tranh dù rất mạnh mẽ, thôi thúc nhưng giọng điệu lại rất hòa bình. Đấy chính là thiên tài. Một con người trong tâm tưởng phải hình dung ra kết cục của cuộc chiến tranh khi nó chưa kết thúc thì mới có đủ trí tuệ để tổ chức ra tâm lý hoà bình. Và đó chính là tầm nhìn chính trị, là sự trung dung vĩ đại của Hồ Chí Minh.

Đọc tiếp »


Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

12/01/2010

GS, TS NGUYỄN LÂN DŨNG
Nhịp cầu đầu tư

“Phụ nữ làm chủ nhiệm đâu có đánh chén. Chủ nhiệm nữ thật thà, phải đưa nhiều phụ nữ tham gia làm chủ nhiệm”.

Trong một lần trả lời phỏng vấn Đài phát thanh BBC (Anh) nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã nói: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng con đường giải phóng phụ nữ tại Việt Nam. Người đã thức tỉnh phụ nữ tham gia giải phóng dân tộc, nhân loại và từ đó giải phóng chính mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của người phụ nữ Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai. Người xác định rõ, bất bình đẳng nam nữ không đơn thuần là bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng lạc hậu mà chủ yếu là do chế độ kinh tế xã hội. Hồ Chí Minh là lãnh tụ Việt Nam đầu tiên kêu gọi “Thực hiện nam nữ bình quyền”, coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là mọt mục tiêu của cách mạng.

Đọc tiếp »


Bác Hồ viết báo

12/01/2010

GS, TS NGUYỄN LÂN DŨNG
Nhịp cầu

Trong cuộc đời hoạt động báo chí của mình, Bác Hồ đã viết khoảng 2.000 bài báo với trên 100 bút danh khác nhau. Bác coi báo chí là vũ khí sắc bén để vận động quần chúng và đấu tranh với kẻ thù…

Ban đầu Bác chỉ viết những mẩu tin ngắn, từ vài dòng đến một cột báo. Dần dần, Bác viết các bài chính luận hay phóng sự. Là một trong những người sáng lập ra tờ báo Le Paria của Hội Liên hiệp thuộc địa, chỉ riêng năm 1922, Bác đã viết khoảng 20 bài báo nhằm tố cáo dã tâm và tội ác của chủ nghĩa thực dân.

Đọc tiếp »


Một số vấn đề về đạo đức Hồ Chí Minh

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

I. ĐẠO ĐỨC – GỐC  CỦA CÂY, NGUỒN CỦA SÔNG, CÁI CĂN BẢN CỦA CON NGƯỜI

Trước hết, tôi muốn quy ước rằng, “đạo đức” của Hồ Chí Minh đề cập ở đây là đạo đức mới, khác đạo đức cũ, mà Hồ Chí Minh so sánh đạo đức cũ như là con người đầu chạm xuống đất hai chân chổng lên trời. Có khi Hồ Chí Minh gọi đạo đức mới là “đạo đức cách mạng”.

Đọc tiếp »


Đảng Cộng sản Việt Nam là lương tâm, trí tuệ, danh dự của dân tộc

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

KHÔNG TỰ NHIÊN MÀ CÓ VÀ KHÔNG PHẢI CỨ TỰ NHẬN MÀ ĐƯỢC

79 Mùa Xuân đã đi qua, kể từ Mùa Xuân lịch sử ấy – Mùa Xuân Canh Ngọ đáng nhớ năm 1930. Sau chặng đường dãi dầu sương gió, từ Thái Lan, Hồ Chí Minh đến Hương Cảng chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam.

Đọc tiếp »


Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ

Hồ Chí Minh là một trong những người tham gia thành lập ĐCS Pháp năm 1920; là người sáng lập ĐCS Việt Nam đầu năm 1930; là cán bộ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản. Hồ Chí Minh là lãnh tụ của ĐCS Việt Nam, suốt cả cuộc đời chăm lo lãnh đạo, rèn luyện Đảng, đồng thời là một chiến sĩ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Đọc tiếp »


Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị theo quan điểm của Hồ Chí Minh

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Là một nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp, Hồ Chí Minh nhìn thấy rất rõ vai trò của người cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Thường là với cách biểu đạt “gốc” và “ngọn” để chỉ rõ vị trí và vai trò của vấn đề, Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là cái gốc của mọi công việc; rằng, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Người cán bộ, trong quá trình hoạt động, ít nhiều đều phải trải qua đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau, mà Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng.

Cho đến nay, ở Việt Nam, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thường là qua mấy hình thức sau đây:

Đọc tiếp »


Hồ Chí Minh – sự tiếp biến văn hóa

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một phần văn hoá Pháp tràn vào Việt Nam theo gót chân của những kẻ đi xâm lược đội lốt chiều bài với những từ ngữ mỹ miều là “sự khai hoá văn minh”. Trong thử thách của sự phát triển, cái linh đơn văn hoá Việt Nam vẫn còn, nhưng có nguy cơ dần mất đi cái vẻ huyền diệu đắc dụng của nó và có nguy cơ bị mai một, bị lai căng.

Văn hoá Pháp vào Việt Nam một cách xô bồ, có tốt và gây ra cũng không ít điều xấu. Điều tốt thì đó là những công trình mà Pháp dựng nên trên đất Việt Nam để phục vụ cho sự cai trị. Đó là những nhà cửa, đường sá, cầu cống, là kỹ nghệ…Đó là những trường học, tuy còn ít ỏi, nhưng là trường tây, theo văn hoá tây. Đó là cuộc sống có phần văn minh của phương Tây mà đến đầu thế kỷ XX, các nhà trí thức khai sáng của Việt Nam trong đó có Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, v.v. bắt đầu áp dụng và mở cuộc vận động duy tân khá lớn và thành công không nhỏ. Chữ Hán được thay bằng quốc ngữ. Những cái đầu quấn tóc búi tó, những quần ống sớ, guốc mộc…đã nhường chỗ khá nhiều cho tóc ngắn, cho bộ đồ Âu complê thắt caravát, cho giầy đen, cho nhảy đầm, uống cà phê, hút thuốc lá thơm, cho lối sống văn minh bài trừ mê tín dị đoan, v.v. Một văn hoá ngoại lai cuốn vào chốn thuộc địa mà thuộc địa này vẫn đậm cốt cách phong kiến trong từng hang cùng ngõ hẻm. Và đương nhiên nó cũng sinh ra nhiều cái xấu, bởi không thể khác được do nó đi sau gót thực dân, mang theo cả những cặn bã ở “chính quốc” sang Việt Nam, nó khuyếch đại và nhân lên và phổ vào những cái cổ hủ xưa của phong kiến.

Đọc tiếp »


Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng – những vấn đề nhận thức thêm

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng đảng cộng sản. Vấn đề này được V.I. Lênin xác định trong học thuyết về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, sau đó được các đảng cộng sản của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) cũng như nhiều đảng cộng sản của phong trào cộng sản quốc tế vận dụng vào trong các hoạt động của đảng mình.

Hồ Chí Minh – lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam – coi nguyên tắc tập trung dân chủ (có lúc Hồ Chí Minh gọi là chế độ dân chủ tập trung) là nguyên tắc rất quan trọng trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh coi tập trung và dân chủ phải luôn luôn đi đôi với nhau; dân chủ phải đi đến tập trung và tập trung trên cơ sở dân chủ. Gần đây nhất, trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X năm 2006, nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ”, đồng thời xác định 6 nội dung cụ thể không những về “tổ chức” mà chủ yếu là về “hoạt động” hoặc “sinh hoạt” của Đảng.

Đọc tiếp »


Từ “Sửa đổi lối làm việc” đến đổi mới phong cách công tác của cán bộ hiện nay

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Trong quá trình tiến hành công tác xây dựng Đảng những năm sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1947), Hồ Chí Minh thấy rằng, bên cạnh những ưu điểm, trong Đảng còn bộc lộ những thiếu sót lớn làm ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp kháng chiến. Do vậy, tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các đồng chí cán bộ, đảng viên Bắc Bộ và Trung Bộ, trong đó nêu lên những biện pháp kiên quyết tẩy sạch những khuyết điểm trong Đảng. Nhưng, qua theo dõi, Hồ Chí Minh thấy sự chuyển biến trong việc khắc phục các khuyết điểm đó chưa được nhiều. Chính vì thế, tháng 10-1947, với bút danh X.Y.Z., Hồ Chí Minh viết xong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, sau đó được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1948.

Điều đặc biệt là tác phẩm này đã đề cập hầu hết các mặt của công tác xây dựng Đảng chứ không chỉ riêng “lối làm việc”. Và, khái quát trên tất cả những nội dung được coi thuộc về lối làm việc (mà hiện nay thường được gọi là phương thức, phương pháp làm việc, phong cách công tác), Hồ Chí Minh đã nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quy luật Đảng thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản thân mình. Điều này đúng như lôgíc tất yếu mà Hồ Chí Minh đã nêu ngay chính trong tác phẩm này là: “Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra” (tr.262)*, do đó, Đảng phải thường xuyên phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, và đó chính là quy luật phát triển của một Đảng Mác – Lênin, một Đảng chiến đấu dưới lá cờ của chủ nghĩa cộng sản, vì một xã hội tốt đẹp, vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người.

Đọc tiếp »


Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

1. Quan điểm về Đảng Cộng sản Việt Nam – sự đúc kết của một nhà tư tưởng lớn

“Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, đó chính là Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Xét ở khía cạnh vị thế của Hồ Chí Minh trong việc nêu lên những quan điểm về ĐCS, chúng ta thấy nổi lên mấy điểm đáng chú ý sau đây:

Đọc tiếp »


Rèn luyện đạo đức cách mạng theo quan điểm của Hồ Chí Minh

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Bàn về cái gốc để phát triển, hay triết lý phát triển trong hành động của Hồ Chí Minh, có ba vấn đề đáng chú ý nhất trong việc rèn luyện đạo đức.

1. Quá trình rèn luyện đạo đức phải được diễn ra suốt cả cuộc đời con người

Đạo đức tốt của một con người không phải cứ tự nhiên mà có, nói như Hồ Chí Minh là nó không phải từ trên trời rơi xuống, mà do tu dưỡng bền bỉ hằng ngày để phát triển, củng cố, như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Ở trong tù, ngày rộng tháng dài, “một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài”, mất tự do, chịu nhiều khổ ải, Hồ Chí Minh làm thơ (Ngục trung nhật ký), trong đó có một bài vận vào cái chí khí của Người trong việc tự rèn luyện:

Đọc tiếp »


Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo tiến hành công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh

16/12/2009

PGS.TS Dương Xuân Ngọc

Tạp chí Dân vận tháng 10/2005

Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng đất nước ta, cả trong thời kỳ chưa có chính quyền lẫn thời kỳ Đảng cầm quyền; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và toàn xã hội, thắt chặt mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với dân. Cần quán triệt quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo tiến hành công tác dân vận theo tư tuởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới.

Một là, công tác dân vận phải xuất phát từ lợi ích của quần chúng nhân dân, thực hiện và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng không có lợi ích nào khác “Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”; Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên, các tổ chức Đảng và chính quyền phải thực hành phương châm: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh”. Trước lúc đi xa Người còn không quên căn dặn: “Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ mà Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân”. Trong bất kỳ thời kỳ nào vẫn là việc của dân, do dân và vì dân.

Hai là, thực hành dân chủ là phương thức cơ bản của công tác dân vận.

Đọc tiếp »


Phương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo “Dân vận”- ý nghĩa thực tiễn

15/12/2009

TS Nguyễn Thanh Tuyền

Tạp chí Dân vận tháng 10/2005.

Dân vận là bài báo được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày 15-10-1949. Đây là thời điểm mà công cuộc “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” của dân tộc ta ở vào thời điểm vô cùng gay go, quyết liệt; đòi hỏi công tác vận động quần chúng của Đảng phải đi vào chiều sâu, cụ thể, thiết thực nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến. Tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn về nội dung, phương pháp dân vận vô cùng sâu sắc nhưng hết sức giản dị tỏ rõ phong cách của vị lãnh tụ thiên tài.

Trước khi bàn về nội dung, phương pháp dân vận, Người đã chỉ rõ cho cán bộ, đảng viên thấm nhuần về bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta đó là: “nước ta là nước dân chủ”. Chính nhờ có bản chất tốt đẹp đó mà Đảng ta đã hiệu triệu được toàn dân đứng lên theo Đảng tiến hành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Và đây cũng là mục tiêu phấn đấu suốt cuộc đời hoạt động của Người để xây dựng một nhà nước tốt đẹp, trong đó người dân thực sự là chủ: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”.

Theo Hồ Chí Minh, giải quyết vấn đề dân chủ là đi vào cái rất cụ thể đó là mối quan hệ giữa lợi ích và quyền lợi, giải quyết mối quan hệ về lợi ích nhưng lợi ích phải được ràng buộc bởi trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận. Sự ràng buộc ấy chính là dân chủ. Người chỉ rõ, người dân chỉ biết giá trị của dân chủ khi được ăn no mặc ấm. Do đó, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, thực hành dân chủ là mục tiêu và động lực của công tác quần chúng. Theo Hồ Chí Minh, thực hành dân chủ rộng rãi để dân thực sự là chủ, biết làm chủ, hiểu được quyền và nghĩa vụ của người chủ, đó là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn.

Nghiên cứu kỹ bài báo “Dân vận” cho ta thấy tư tưởng rất rõ của Hồ Chí Minh là: “từ dân, vì dân”. Người bàn đến vấn đề dân chủ và muốn có được dân chủ phải làm công tác dân vận. Bản chất công tác dân vận của Hồ Chí Minh là “vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho. Trong quy trình dân vận Người luôn đặc biệt chú ý đến vấn đề dân chủ. Người chỉ rõ: “Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra sức thi hành”, “Khi thi hành xong phải cùng dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”.

Đọc tiếp »


Đọc lại bài báo “Dân vận” của Bác Hồ: Nghĩ về công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay

15/12/2009

Vũ Ngọc Lân

Ban Dân vận Trung ương
Tạp chí Dân tộc, số 46 (10-2004)

Cách đây đúng 55 năm, với bút danh X.Y.Z, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo “Dân vận” đăng trên Báo Sự Thật số ra ngày 15-10-1949.

Bài báo chỉ có 612 chữ, nhưng đã đề cập giải đáp những vấn đề rất căn bản, cấp thiết của công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào cách mạng của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền và đoàn thể nhân dân. Bài báo “Dân vận” của Bác Hồ là một tác phẩm kinh điển, mẫu mực, là cẩm nang của cán bộ, đảng viên trong công tác vận động quần chúng hiện nay và mai sau.

Với bài báo ấy, người đọc dù ở trình độ nào cũng hiểu. Bác đã dùng cách đặt câu hỏi và trả lời ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu để làm rõ một số vấn đề cơ bản của công tác dân vận.

Mở đầu bài báo, Bác viết: “Vấn đề dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng cho nên cần phải nhắc lại”. Tiếp đó Bác Hồ đề cập, lý giải 4 vấn đề cơ bản, quan trọng và rất thiết thực trong công tác dân vận:
Đọc tiếp »


DÂN VẬN

15/12/2009

X.Y.Z.

Vấn đề Dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng, cho nên cần phải nhắc lại.

I- NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.

Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.

Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.

Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.

II- DÂN VẬN LÀ GÌ ?

Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho.

Đọc tiếp »


Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng, nhà lý luận cách mạng sáng tạo

15/12/2009

GS  SONG THÀNH

I. Quan niệm về nhà tư tưởng, nhà lý luận

Đến nay, vẫn không tránh khỏi còn có người băn khoăn một cách thành thật: xét về vị thế, gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất, điều đó không cần phải bàn cãi, nhưng còn nhà tư tưởng, nhà lý luận?

Bác Hồ không để lại cho chúng ta những công trình đồ sộ có tính chất lý luận chung, hoàn chỉnh và hệ thống, mà phần lớn chỉ là những bài báo, thư từ, lời kêu gọi… Gọi là tác phẩm, thì như người đã từng nói: trong đời mình, Người chỉ viết có một tác phẩm duy nhất là “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

Đọc tiếp »


Đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh

15/12/2009

GS. TS MẠCH QUANG THẮNG

Hiện nay đã có nhiều thế lực thâm thù chủ nghĩa cộng sản, thâm thù cách mạng Việt Nam tìm mọi cách xuyên tạc cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó cần tăng cường các giải pháp đấu tranh, trong đó đặc biệt chú trọng việc giáo dục, tuyên truyền về Chủ tịch Hồ Chí Minh; nâng cao ý thức cảnh giác và tăng cường đấu tranh trực diện với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

I. Mục đích của xuyên tạc

1. Từ sự thâm thù chủ nghĩa cộng sản

Hồ Chí Minh là một nhân vật phản ánh một phần tất yếu của sự phát triển dân tộc Việt Nam. Đã có nhiều thế lực thâm thù chủ nghĩa cộng sản, thâm thù cách mạng Việt Nam tìm mọi cách xuyên tạc cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đọc tiếp »


Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm tuyển chọn, đào tạo cán bộ viên chức Nhà nước

15/12/2009

Lê Ngân Mai

Tạp chí Hà Nội ngàn năm

Vấn đề cốt yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH, công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta là một cuộc cách mạng mang tính toàn diện bao gồm 3 lĩnh vực: Chính trị tư tưởng, Cơ cấu kinh tế, Văn hóa xã hội. Nhưng muốn xây dựng thành công CNXH thì trước hết phải hoàn thiện được yếu tố chủ đạo là tư tưởng và con người XHCN, trong đó người cán bộ rất quan trọng bởi: “Con người XHCN là con người có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”.

Xác định được vị trí và vai trò của cán bộ là tiền vốn của đoàn thể – cái gốc của mọi công việc nên Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ mẫu mực phải có đức có tài lấy Đức là chính, phải khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, xa rời quần chúng, hống hách kiểu quan cách mạng, quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm dẫn đến chia rẽ, cục bộ địa phương và kết quả tất yếu là hỏng việc. Tư tưởng về cán bộ của Người bao gồm một hệ thống nhằm hoàn thiện và nâng cao những phẩm chất tốt đẹp của cán bộ, đảng viên, thể hiện sinh động sự phát triển tất yếu của con người mới XHCN. Những tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ công chức Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:

Đọc tiếp »


Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh – tư tưởng bất diệt

15/12/2009

PGS.TS Lê Doãn Tá

Hồ Chí Minh quan niệm: Con người không phải là thần thánh, có cả cái tốt và cái xấu. Bởi vậy, phải “làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”. Người yêu cầu phải thức tỉnh, tái tạo lương tâm, đánh thức những gì tốt đẹp trong con người.

Quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên truyền thống nhân ái của dân tộc ta. Nhân dân ta đã trải qua mấy ngàn năm chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai, bão lụt, khai hoang mở đất. Nhân dân ta lại phải chống chọi với nạn ngoại xâm liên miên từ phương Bắc xuống, rồi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược. Công cuộc lao động gian khổ và chiến đấu hy sinh hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, trong đó nổi bật là lòng nhân ái, là tư tưởng nhân văn, nhân đạo.

Đọc tiếp »


Điều kiện lịch sử – xã hội và nguồn gốc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh

15/12/2009

PGS, TS. Lê Doãn Tá

1.Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, mỗi khi Tổ quốc lâm nguy thì non sông đất nước ta lại sản sinh ra những anh hùng dân tộc, đáp ứng yêu cầu của lịch sử, tiêu biểu cho sự phát triển của lịch sử. Trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê và Tây Sơn, biết bao anh hùng do lịch sử sản sinh ra đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta. Đến thời nhà Nguyễn, vua quan đồi bại, thối nát, đầu hàng, đất nước rơi vào tay thực dân Pháp. Nhân dân ta kẻ trước ngã, người sau đứng dậy, mưu cầu giải phóng song chưa có đường lối đúng nên cách mạng chưa thành công. Phan Bội Châu chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập không thành. Phan Chu Trinh muốn “ỷ Pháp cầu tiến bộ” khai thông dân trí, nâng cao dân khí để tính chuyện giải phóng lại cũng không thành. Người anh hùng Yên Thế – Hoàng Hoa Thám nổi dậy, dũng cảm trong đấu tranh chống Pháp, song “còn nặng cốt cách phong kiến”, chưa có phương hướng chính xác, chưa có lối thoát rõ ràng. Cuộc nổi dậy thất bại. Con thuyền Việt Nam còn lênh đênh chưa rõ bến bờ phải đi tới.

Chính lúc đó, Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) đã xuất hiện. Vượt lên những hạn chế của các nhà yêu nước đương thời, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Con đường cứu nước đúng đắn đã được tìm thấy. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Đọc tiếp »


Chủ Tịch Hồ Chí Minh với việc giáo dục lịch sử dân tộc

15/12/2009

Nguyễn Quang Hà

Tạp chí Khoa Giáo tháng 4/2005

Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới – là biểu tượng của truyền thống kiên cường bất khuất trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Cả cuộc đời Người luôn luôn kiên định: ”Tôi chỉ có một ham muốn ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc ai cũng được học hành”.

Hồ Chí Minh chưa bao giờ lấy sự nghiệp văn chương làm cứu cánh, cũng như Người chưa bao giờ chủ định làm một nhà sử học. Nhưng qua những bài báo, qua lời phát biểu, qua những di sản tinh thần đó để lại cho chúng ta thấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh là người quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục lịch sử cho thế hệ sau.

Trước tiên, cần phải thấy được Hồ Chí Minh có đầy đủ tố chất của một nhà nghiên cứu sử học. Sinh ra trong một gia đình Nho học có truyền thống khoa bảng, được thừa hưởng một di sản văn học lịch sử phong phú của dân tộc, từng đi khắp năm châu, thêm vào đó là tác phong luôn đi sâu, đi sát với thực tế đời sống, là người từng trực tiếp chứng kiến biết bao những sự kiện đổi thay lớn lao của nhân loại, của đất nước, cho nên các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có sức thuyết phục và làm lay động lòng người và phản ánh được nhiều vấn đề lớn lao của thời đại. Không chỉ đi nhiều, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh còn là người ham học, ham hiểu biết, thông thạo nhiều ngoại ngữ Anh, Pháp, Hoa,… và uyên thâm Hán học, thông kim, bác cổ, hiểu biết sâu sắc về văn hoá phương Đông và phương Tây, lại được trang bị phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác- Lê nin.

Nói như nhà sử học nổi tiếng đời Đường (Trung Quốc) Lưu Tử Huyền (tức Lưu Tri Cơ) thì một người viết sử phải có ba sở trường: Tài, Học, Thức. Như thế thì Nguyễn Ái Quốc có đầy đủ các sở trường đó để trở thành một nhà sử học hiện đại. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã lấy các đề tài lịch sử như ”Kịch con rồng tre”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”… để tuyên truyền thức tỉnh đồng bào. Hoặc cũng có khi người trực tiếp viết các bài báo về lịch sử.

Không chỉ nghiên cứu những vấn đề mới mẻ ở phương Tây, Nguyễn Ái Quốc còn tìm hiểu cả những vấn đề xa xưa như Nho giáo và Khổng Tử từ những năm tuổi đời còn rất trẻ. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, Trung Quốc dấy lên phong trào phê phán Khổng giáo, chính phủ Trung Hoa dân quốc ban hành xoá bỏ những nghi lễ tưởng niệm Khổng Tử. Bằng cách nhìn khoa học, Nguyễn Ái Quốc đã phân tích những mặt tích cực đồng thời chỉ ra những hạn chế của Khổng Tử do thời đại mang lại. Người nhận xét: “…Nhưng cách đây 20 thế kỷ, chưa có chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc chưa bị áp bức như chúng ta ngày nay, cho nên bộ óc Khổng Tử không bao giờ khuấy động vì các hoc thuyết cách mạng. Đạo đức của ông là hoàn hảo nhưng nó không thể dung hợp được với các trào lưu tư tưởng hiện đại, giống như một cái nắp tròn, làm thế nào để có thể đậy kín được cái hộp vuông?”. Và Người đã thẳng thắn chỉ ra: “với việc xoá bỏ những nghi lễ tưởng niệm Khổng Tử, chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ và trái tim với tinh thần dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lê nin .

Trở về đất nước sau hơn 30 năm xa cách, Người bí mật hoạt động ở Pác Pó (Cao Bằng). Tại đây, Người đã dịch ”Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô”.

”Sáng ra bờ suối tối vào hang.

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.

Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

Đặc biệt, trong thời gian vào khoảng cuối năm 1941; tại Cao Bằng, Hồ Chí Minh đã viết tập ”Lịch sử nước ta”. Đây là tập diễn ca lịch sử viết ra làm tài liệu học tập cho cán bộ trong các lớp huấn luyện ở chiến khu Việt Bắc và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân nhằm giáo dục, phát huy lòng yêu nước, yêu truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, góp phần chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám năm 1945. Tập “lịch sử nước ta” được diễn đạt bằng thể thơ lục bát dễ thuộc, dễ nhớ, gồm 198 cầu Tác phẩm này được in nhiều lần vào các năm 1942, 1947, 1949… Quyển sách trình bày lịch sử nước ta từ thời Hồng Bàng, trải qua các triều đại như Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn và cho đến tận phong trào Việt Minh lúc đó. Từ trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh đã tìm được phương thức ”dựa vào dân để có sức mạnh”. Người khẳng định anh hùng làm nên sự nghiệp cao cả vì biết dựa vào dân, Người đánh giá cao vai trò của cá nhân và khẳng định vai trò quyết định của nhân dân.

Bằng cách viết ngắn gọn, súc tích, Người đã nêu lên những tấm gương sáng cho mọi tầng lớp học tập, noi theo như ”Người già như ông Lý Thường Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh Đông dẹp Bắc, thiếu niên như Trần Quốc Toản, mới 15 tuổi đã giúp ông Trần Hưng Đạo đánh phá giặc Nguyên. Phụ nữ như Bà Trưng, Bà Triệu ra tay khôi phục giang san…” và Người nhận xét: “lịch sử ta dạy cho ta bài học: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”.

Không chỉ là người biên soạn lịch sử, luôn quan tâm đến việc giáo dục lịch sử cho thế hệ sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người rất trân trọng các nhà sử học. Những người có may mắn được gần gũi Bác kể lại: Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn đang gay go, quyết liệt, ,bên cạnh đầu giường Bác nằm luôn đặt quyển sách ”Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên thế kỷ XIII” của soạn giả Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm và trước khi đi xa, Người còn gửi lời hỏi thăm đến các tác giả của cuốn sách.

Mặc dù không phải là một nhà sử học chuyên nghiệp nhưng thông qua các tác phẩm để lại và hoạt động cách mạng cứu nước, cứu dân, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã dùng lịch sử để tuyên truyền cách mạng, khơi dậy truyền thống bất khuất cứu nước, cứu nòi đã có hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Bác căn dặn phải biết ơn tổ tiên, cội nguồn và giữ vững non sông đất nước. Mỗi người dân Việt Nam đều thuộc lòng câu nói nổi tiếng giản dị mà sâu sắc của Người:

”Các vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.


Tư tưởng Hồ Chí Minh – sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị”

15/12/2009

PGS. TS Bùi Đình Phong

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Bài viết đề cập đến quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị”; sự thực thi vấn đề “đức trị” và “pháp trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở cách mạng, khoa học và nhân nghĩa, nói đi đôi với làm, vì hạnh phúc của nhân dân.

Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, Hồ Chí Minh nuôi dưỡng khát vọng thành lập một nhà nước kiểu mới. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trên cơ sở những nhận thức trước đây về một nhà nước “phải có thần linh pháp quyền”, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến quyền lực của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải thuộc về nhân dân, lợi ích phải vì dân. Đó phải là một nhà nước dân chủ – dân là chủ và dân làm chủ. Đồng thời nhà nước đó phải được vận hành và quản lý bằng pháp luật kết hợp chặt chẽ với việc giáo dục đạo đức. Quan niệm về sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống văn hóa phương Đông và từ tấm gương trị nước của các vị vua chúa hiền minh trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, vượt lên tất cả những ông vua đức độ và kẻ sĩ hiền tài, trong quá trình trị vì đất nước, Hồ Chí Minh đã thực thi triệt để vấn đề “đức trị” với “pháp trị” trên cơ sở cách mạng, khoa học và nhân nghĩa, nói đi đôi với làm vì hạnh phúc của nhân dân.

Đọc tiếp »


Tích hợp và tự sinh trong văn hóa Hồ Chí Minh

11/12/2009

Phan Công Khanh
Tạp chí Khoa học xã hội

Nhân loại không thiếu những anh hùng dân tộc, những đanh nhân văn hóa có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của đất nước họ, sự vận động chung của lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh là hiện thân của nhiều giá trị, đặc sắc về tính dân tộc nhưng vẫn bao hàm những yếu tố phổ quát của nhân loại.

Trên thực tế, văn hóa Hồ Chí Minh với tư cách là một khái niệm tổng thể nhằm chỉ những giá trị tốt đẹp toát ra từ toàn bộ cuộc đời và nhân cách vĩ đại của Hồ Chí Minh đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều người.

Văn hóa Hồ Chí Minh trước hết là văn hóa của sự tích hợp. Cái “không phải văn hóa Châu Âu tỏa ra từ Nguyễn Ái Quốc mà Ôxíp Manđenxtam nhận ra từ năm 1923 đã cho thấy sự tích hợp đó. Dự cảm của nhà thơ Xô Viết này đã mặc nhiên thừa nhận “nền văn hóa tương lai” tỏa ra từ Nguyễn Ái Quốc là một sự tích hợp, trong đó có văn hóa Châu Âu. Đứng về phía Manđenxtam có cả những người Mỹ: “Hồ Chí Minh là một trong số các nhân vật lạ lùng nhất của thời đại chúng ta – pha trộn một chút Găngđi một chút Lênin, hoàn toàn Việt Nam.

Đọc tiếp »


Tư tưởng Hồ Chí Minh về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều

11/12/2009

Trần Văn Phòng
Tạp chí Khoa học xã hội

Một trong những di sản lý luận mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là tư tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một biện pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.

Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: “Lý luận đi đôi với thực tiễn”, “Lý luận kết hợp với thực hành”, “Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, “Lý luận phải liên hệ với thực tế (Hồ Chí Minh, 1995, tập 9, tr. 292). Dù nói “đi đôi”, “gắn liền”, “kết hợp” nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496). Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau.

Hồ Chí Minh cho rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm thì trước hết cần khắc phục bệnh kém lý luận, bệnh khinh lý luận. Bởi lẽ, kém lý luận, khinh lý luận nhất định sẽ dẫn tới bệnh kinh nghiệm. Hơn nữa, không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hoa kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn. Nếu không có lý luận hay trình độ lý luận thấp sẽ làm cho bệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng, thêm kéo dài. Thực tế cho thấy, ở nước ta có không ít cán bộ, đảng viên “chỉ bo bo giữ lấy kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc của cách mạng” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 247). Những cán bộ ấy quên rằng, “kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi. Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 234). Thực chất là họ không hiểu vai trò của lý luận đối với thực tiễn. Theo Hồ Chí Minh, lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn, lý luận “như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 5, tr. 234 – 235). “Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 6, tr. 47). Làm mò mẫm chính là biểu hiện của bệnh kinh nghiệm. Kém lý luận, khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn tới bệnh giáo điều. Bởi lẽ, do kém lý luận, khinh lý luận nên không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu chữ lý luận và do đó cũng không thể hiểu được bản chất những vấn đề thực tiên mới nảy sinh. Do đó, không vận dụng được lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Nếu có vận dụng thì cũng không sát thực tế không phù hợp với thực tiễn.

Đọc tiếp »


Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

11/12/2009

GS.Song Thành
Tạp chí Triết học

Phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh là sự vận dụng thuần thục phương pháp biện chứng duy vật macxít

Hồ Chí Minh không có tác phẩm riêng bàn về phương pháp. Nhưng trong thực tế lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Người đã vận dụng sáng tạo và nhuần nhuyễn các nguyên lý của phép biện chứng duy vật macxít kết hợp với các yếu tố biện chứng của triết học phương Đông qua đó tạo nên một hệ thống phương pháp riêng của mình, rất macxít mà cũng rất Hồ Chí Minh, không trộn lẫn được. Vì vậy, có thể nói, có phương pháp biện chứng của Hồ Chí Minh, phương pháp đó vẫn là phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng đã được vận dụng và chuyển hoá vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để xử lý thành công những vấn đề do thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra, nó in đậm màu sắc Việt Nam – Hồ Chí Minh và bằng cái riêng đã làm phong phú thêm cái chung.

Vậy nội dung và đặc điểm của phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh là gì?

Đọc tiếp »


Giá trị nhân văn cao quí trong sự nghiệp văn hoá Hồ Chí Minh

08/12/2009

GS. SONG THÀNH – Học viện chính trị Hành chính quốc gia

Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới công nhận là Nhà văn hóa kiệt xuất bằng cả một sự nghiệp văn hóa đồ sộ mà Nguời đã cống hiến cho dân tộc và nhân loại.

Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là Nhà văn hóa kiệt xuất vì Người đã khởi xướng phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, giải phóng các dân tộc thuộc địa, giành lại độc lập, tự do. Đó không chỉ là một sự nghiệp chính trị phi thường, mà còn là một sự nghiệp văn hóa cao cả.

“Đổi người nô lệ thành người tự do”, phát động lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của một dân tộc phần đông còn mù chữ và thất học vùng dậy đấu tranh giành độc lập, đó là một sự nghiệp gian nan và phi thường, đồng thời cũng là một sự nghiệp văn hóa vĩ đại. Bởi vì, giải phóng con người khỏi thân phận nô lệ, khỏi cái đói, cái rét, cái dốt, là một sự nghiệp văn hóa có ý nghĩa cao cả nhất, đầy đủ nhất, một ước mơ ngàn đời của nhân loại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nhà văn hóa kiệt xuất vì Người đã sớm thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.

Đọc tiếp »


Hồ Chí Minh – vĩ nhân của thế giới

08/12/2009

VÕ GIÁP

Bác Hồ của ta là danh nhân văn hoá thế giới thứ 21. Được ghi là “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất”. Trên thế giới, chưa có một danh nhân nào được 88 quốc gia ra “Nghị quyết kỷ niệm” như Bác Hồ ta. Có nước viết Đề cương kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, dày đến 84 trang…

Từ ngày 20/10 đến 30/11/1987, Đại hội đồng UNESCO khoá 24 họp, có mục xét các danh nhân kỷ niệm vào các năm “tuổi tròn”. Đến dự có 159 quốc gia (lúc đó phe Xã hội Chủ nghĩa có 8 thành viên, với bối cảnh các nước Đông Âu đang đổ vỡ), với nguyên tắc đủ 100% số phiếu (nếu là khoá họp của ban chấp hành, chỉ cần đủ đa số phiếu).

Với nội dung: Trong 3 năm: 1988, 1989, 1990, những danh nhân đúng vào tuổi 100 để thế giới kỷ niệm. Mức độ danh nhân có thể khác nhau: Danh nhân văn hoá, Nhà hoạt động kiệt xuất, Nhà thơ vĩ đại… Kỳ này, có 3 vị được đưa ra xét:

Đọc tiếp »


HỒ CHÍ MINH trong lòng nhân loại

08/12/2009

“Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai…

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi như thấy được ngày mai, như thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”

ÔXÍP MANDENXTAM, 1924

Đọc tiếp »


BÀI PHÁT BIỂU CỦA TIẾN SĨ M.AT-MÉT (MODAGAT AHMED), GIÁM ĐỐC UNESCO KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG, ĐẠI DIỆN ĐẶC BIỆT CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC UNESCO TẠI HỘI THẢO QUỐC TẾ KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

08/12/2009

(thehehochiminh.net)- Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, Người còn là danh nhân văn hóa tiêu biểu của thế giới. Năm 1987, Tổ chức Văn hóa – Giáo dục – Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra nghị quyết tôn vinh Người.

Chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc bài phát biểu của Tiến sỹ ÁC-MÉT (MODAGAT AHMED), giám đốc UNESCO khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đại diện đặc biệt của Tổng Giám đốc UNESCO tại Hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đây thật sự là một niềm vinh dự cho tôi được phát biểu trước các nhà tri thức và thông thái cao quý tụ tập ở đây ngày hôm nay để kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, người chiến sỹ dũng cảm đã giải phóng dân tộc mình khỏi một thế kỷ đô hộ thực dân, bằng sự lãnh đạo khôn khéo và quyết tâm vững chắc. Người là một trong những động lực đầu tiên của phong trào chống thực dân thời kỳ sau Đại chiến thế giới thứ hai ở châu Á, và là một trong những lãnh tụ có ảnh hưởng nhiều nhất của các dân tộc ở thế kỷ 20. Hội nghị UNESCO phiên thứ 24 đã quyết định kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người vào  năm 1990. Đây là một cử chỉ tôn kính đối với một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. UNESCO rất vui sướng được tham gia vào sự kiện đáng ghi nhớ này. Điều đó biểu hiện sự cam kết sâu sắc của tổ chức này trong việc duy trì các giá trị và công lao của các nhân vật vĩ đại được nhân loại công nhận và kính trọng. Những tình cảm này được thể hiện rõ rệt trong Nghị quyết của Đại hội đồng với sự nhấn mạnh rằng: tư tưởng của Người chứa đựng nguyện vọng của nhân dân muốn khẳng định nền văn hoá riêng của mình và xúc tiến sự hiểu biết lẫn nhau. Nghị quyết này cũng yêu cầu Tổng giám đốc UNESCO giúp đỡ cho các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt ở Việt Nam.

Đọc tiếp »


Nghị quyết của UNESCO về Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1987)

08/12/2009

Ghi chép của  Đại Hội Đồng

Kỳ họp thứ 24, Paris,

20 Tháng Mười đến 20 Tháng Mười Một 1987

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc UNESCO

Nghị quyết 18.65 được thông qua bởi Đại Hội Đồng tại kì họp lần thứ 24.

18.65 Kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại Hội Đồng

Căn cứ Việc tổ chức lễ kỉ niệm quốc tế của những danh nhân có văn hóa và trí tuệ kiệt xuất góp phần thực hiện mục tiêu của UNESCO và sự hiểu biết chung toàn thế giới,

Căn cứ Nghị quyết 4.351 kì họp thứ 18 của Đại Hội Đồng liên quan tới các hoạt động kỉ niệm ngày sinh của những nhân cách lớn và sự kiện để lại dấu ấn trên sự phát triển của loài người.

Đọc tiếp »


Những đóng góp có ý nghĩa thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

08/12/2009

TS.Cao Đức Thái

Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trước hết thể hiện ở cách tiếp cận mang tính cách mạng – sáng tạo của Người về vấn đề này. Xuất phát từ lợi ích của dân tộc ta và các dân tộc tộc bị áp bức, từ chọn lọc, kế thừa và phát triển các giá trị nhân quyền của nhiều học thuyết, nhiều nền văn hóa, nhiều hệ tư tưởng, nhất là từ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người góp phần phát triển lý luận nhân quyền của nhân loại trong thời đại ngày nay.

Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người bắt nguồn sâu xa từ truyền thống nhân đạo và tinh thần yêu nước của dân tộc, kế thừa tư tưởng nhân quyền tiến bộ của phương Đông và phương Tây, nhất là tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

Đọc tiếp »


Các liên kết về Chủ tịch Hồ Chí Minh

16/11/2009

Nhằm thuận lợi cho quá trình tra cứu thông tin của bạn đọc, chúng tôi thống kê các liên kết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xin bạn đọc lưu ý: các liên kết sẽ được mở sang một trang mới, chúng tôi không có liên hệ gì và không chịu trách nhiệm về nội dung các trang đó.

Để bổ sung các liên kết, vui lòng để lại bình luận cuối bài này. Hoặc email về: info@thehehochiminh.net

Đọc tiếp »


Học thuyết quân sự VN thời đại Hồ Chí Minh có thể đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược

04/11/2009

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Để tham gia Hội thảo khoa học “Đại thắng mùa Xuân năm 1975 – Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam” (TP Hồ Chí Minh, ngày 14-15/4/2005), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết bài “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – thắng lợi vĩ đại của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam”. Trong đó, Đại tướng đã tổng kết một cách toàn diện cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc, rút ra những bài học lịch sử sâu sắc. Chúng tôi xin trân trọng trích đăng một số phần trong bài viết này.

“Một câu hỏi lớn lâu nay không ít người đã đặt ra: Vì đâu nhân Việt Nam, từ không một tấc sắt trong tay, vùng lên bẻ gẫy gông xiềng nô lệ, lại đánh thắng “hai đế quốc to” trong một cuộc chiến tranh không cân sức, giành lại non sông đất nước, tiến lên giải phóng xã hội, giải phóng con người?

Sẽ không tìm được câu trả lời cho câu hỏi này nếu không nhìn sâu vào chiều dày lịch sử hàng nghìn năm, vào nền văn hóa dân tộc, vào truyền thống và di sản quân sự của tổ tiên, vào đường lối cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đọc tiếp »


Triết lý hành động Hồ Chí Minh

11/10/2009

PGS, TS Nguyễn Hùng Hậu

Trong lịch sử ta thấy có nhiều triết lý tách rời khỏi hành động, nói không đi đôi với làm, lý luận xa rời cuộc sống. Triết lý không gắn với hành động là triết lý để mà triết lý, triết lý tư biện, kinh viện, sách vở, xa rời, tách rời cuộc sống, chẳng hạn như triết lý của một số nhà tư tưởng Tây- Âu thời trung cổ nhằm phục vụ cho mục đích của thần học và tôn giáo, triết lý tư biện theo kiểu trò chơi của những khái niệm (chơi chữ), triết lý của một số nhà không tưởng… Học thuyết của họ đẹp thì có đẹp, hay thì có hay, nhưng không gắn với hoạt động, hành động thực tiễn mà đôi khi chúng trở thành trò chơi của lý trí, trí tuệ thuần tuý. Ngay giai cấp tư sản hô hào, giương cao triết lý về tự do, bình đẳng, bác ái, nhưng sau khi đánh đổ giai cấp phong kiến thì nó lại phớt lờ triết lý mà nó nêu lên ban đầu. Nói thì hay nhưng về sau không thực hiện là vì quyền lợi ích kỷ của nó. Lý luận của các nhà triết học trước Mác chủ yếu chỉ là giải thích, lý giải thế giới chứ không gắn liền với nhiệm vụ cải tạo cải biến thế giới. Chính vì vậy, sự xuất hiện của triết học Mác đã tạo ra một cuộc cách mạng trong triết học vì nó không chỉ giải thích mà còn cải tạo thế giới bằng hoạt động thực tiễn của con người.

Triết lý hành động Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa những tinh hoa của triết học Đông Tây kim cổ mà còn kế thừa những điểm tinh tuý của triết học Mác- Lênin và đưa triết lý hành động lên tầm cao mới trong đó triết lý và hành động, nói và làm, lý luận và thực tiễn không tách rời nhau, tạo nên một khối thống nhất. Điều này thể hiện rõ khi Người cho rằng lý luận phải liên hệ với thực tế, học phải đi đôi với hành. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng bởi lẽ khi đó thực tiễn không biết đi theo hướng nào, không biết đi về đâu giống như con tàu giữa biển khơi mù mịt nhưng lại không có la bàn. Còn lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông, tức lý luận để mà lý luận, lý luận trở thành trò chơi của lý tính và lý trí. Người còn ví không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi, lý luận và kinh nghiệm như hai con mắt của con người, có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ. Bơm to, thổi phồng kinh nghiệm sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, ngược lại, bơm to, thổi phồng lý luận sẽ rơi vào bệnh giáo điều kinh viện. Đó là hai loại bệnh tương đối phổ biến ở nước ta trước kia và hiện nay vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo quản lý.

Phương châm của Người là độc thư bất vong cứu quốc, cứu quốc bất vong độc thư, nghĩa là đọc sách không quên cứu nước, đọc sách không chỉ nâng cao tầm hiểu biết, rèn luyện trí tuệ mà phải hướng đến cứu nước cứu người, cứu nước không quên đọc sách, tức cứu nước không quên nâng cao trí tuệ. Qua đây ta thấy người cách mạng và người trí thức hòa quyện vào nhau, trong người cách mạng có người trí thức, trong người trí thức có người cách mạng, người cách mạng phải có trí tuệ, còn người trí thức phải phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, người trí thức của nhân dân.

Đọc tiếp »


Vấn đề phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và nâng lên tầm cao mới trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam của Hồ Chí Minh

07/05/2009

PGS, TS NGUYỄN HÙNG HẬU

Hồ Chí Minh – lãnh tụ thiên tài của nhân dân Việt Nam, nhà văn hoá lớn của thế giới. Người không chỉ truyền bá, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, đưa Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà Người còn phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin lên một tầm cao mới.

1. Khi phân tích những mâu thuẫn của CNTB, C.Mác và Ph. Ăngghen đã tiên đoán khả năng cách mạng nổ ra trước tiên ở các nước tư bản phát triển nhất, nơi những tiền đề vật chất của CNXH đã đạt đến độ chín muồi nhất định. Mới đầu các ông cho rằng cách mạng sẽ nổ ra ở Anh, Pháp, sau đó là Đức. Theo các ông, giữa xã hội tư bản và xã hội cộng sản là một thời kỳ cải tiến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia, thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và Nhà nước của thời kỳ ấy là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Nhưng đến năm 1877, hai ông lại cho rằng cách mạng sẽ nổ ra ở phương Đông mà Nga là nước tiên phong. C.Mác tán thành ý kiến của Sécnưsepxki cho rằng nước Nga có thể không cần phải trải qua những đau khổ của chế độ tư bản mà vẫn chiếm đoạt được mọi thành quả của chế độ ấy. Như vậy, về cơ bản, lý luận của hai ông đều cho rằng các nước tư bản phát triển có thể đồng loạt tiến lên XHCN. Tuy nhiên, các ông cũng dự báo khả năng phát triển rút ngắn như nước Nga.

Thời C.Mác và Ph. Ăngghen, hệ thống thuộc địa của CNTB đã được mở rộng, nhưng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chưa phát triển mạnh, bởi vậy, theo các ông, vận mệnh loài người, tương lai của cách mạng giải phóng dân tộc vẫn phần lớn phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển.

Sang thời Lênin, khi phân tích CNTB ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ông cho rằng CNXH có thể thắng lợi thậm chí trong một nước tư bản tách riêng (một mắt xích trong sợi dây truyền), và ông nêu ra tư tưởng trong những điều kiện lịch sử nhất định, những nước lạc hậu có thể phát triển rút ngắn, bỏ qua, không phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN. Những điều kiện đó là gì?

a) Phương thức sản xuất bị bỏ qua đã tỏ ra lỗi thời về mặt lịch sử.
b) Có sự giúp đỡ của giai cấp công nhân đã giành được thắng lợi ở nước tư bản phát triển hơn.
c) Có đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân với đầy đủ kinh nghiệm và quyết tâm cùng toàn dân làm cuộc cách mạng giành được chính quyền về tay mình.

Đọc tiếp »