Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bìa tạp chí TIME

19/05/2012

Tạp chí Time của Mỹ ra đời năm 1923. Trong hơn 85 năm qua, đã năm lần hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên trang bìa tạp chí này.

Đọc tiếp »


Giới thiệu sách: “Hồ Chí Minh – một cuộc đời” của William J Duiker

05/11/2010

“Chủ tịch Hồ Chí Minh có chỗ đứng trang trọng trong ngôi đền tưởng niệm các anh hùng cách mạng đã từng tranh đấu quyết liệt để gióng lên tiếng nói trung thực của những con người cùng khổ trên toàn thế giới. Người là một sự kết hợp sinh động: nửa Lênin, nửa Gandhi…”

Cuốn sách Hồ Chí Minh, một cuộc đời (NXB Hyperion, New York, năm 2000) dày 700 trang được đánh giá là cuốn tiểu sử về Bác Hồ đầy đủ và có giá trị nhất ở Hoa Kỳ hiện nay. Để thực hiện công trình đồ sộ này, tác giả đã phải dành gần 30 năm đi lại nhiều nơi và đến VN nhiều lần thu thập tài liệu nghiên cứu và phỏng vấn những người còn sống và biết rõ về Bác Hồ.

Website TheheHoChiMinh.net sẽ trích đăng một bản dịch của cuốn sách này. 

Đọc tiếp »


UNESCO đã vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?

06/09/2010

PHẠM CÔNG KHÁI (Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tìm được văn bản gốc Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Paris (20/10 – 20/11/1987) đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”, vào năm 1990.

Nghị quyết quan trọng này khẳng định những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã, góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc…

Đọc tiếp »


THĂM MỘT CHIẾN SĨ QUỐC TẾ CỘNG SẢN – NGUYỄN ÁI QUỐC

03/09/2010

O. MANĐENXTAM

Tại Đông Dương, ảnh hưởng phong trào Găngđi như thế nào? Tiếng vang, làn sóng của phong trào đó có lan đến đấy chút nào không ? – Tôi hỏi Nguyễn Ái Quốc.

– Không. – Nguyễn Ái Quốc trả lời – Nhân dân An Nam chúng tôi là những người nông dân bị nhấn chìm trong bóng đêm hết sức tối tăm. Không một tờ báo nào, không ai hiểu bây giờ trên thế giới đương diễn ra những gì; đêm tối, thực sự là đêm tối.

Nguyễn Ái Quốc hiện là người An Nam duy nhất ở Mátxcơva, đại diện của chủng tộc Mã Lai cổ xưa. Đó là một thanh niên gầy gò, linh hoạt, mặc cái áo len đan. Đồng chí nói tiếng Pháp – tiếng của những kẻ áp bức, nhưng mà những chữ Pháp từ miệng đồng chí Nguyễn Ái Quốc nghe trầm trầm, lắng xuống như hồi âm của tiếng mẹ đẻ quê hương đồng chí.

Nguyễn Ái Quốc đã nói đến hai chữ “văn minh” một cách đầy khinh bỉ. Đồng thời đã đặt chân qua hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới, đã tới miền Bắc và miền Trung châu Phi, đã thấy rất nhiều cảnh đau khổ. Khi nói chuyện, đồng chí thường hay dùng chữ “anh em”. Anh em của Nguyễn Ái Quốc ở đây là những người da đen, những người Ấn Độ, những người Xyri, những người Trung Quốc…

Đọc tiếp »


Phó TGĐ UNESCO: “Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị thời đại”

03/09/2010

Hans D’Orville

“Chính vì tầm vóc vĩ đại của con người Hồ Chí Minh mà chúng ta đã vinh danh Người ở UNESCO và trên thế giới” – ông Hans D’Orville, Phó tổng giám đốc Tổ chức UNESCO tuyên bố.

Nhân buổi lễ mít tinh tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tối 14/5, để kỷ niệm lần thứ 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2010) và 20 năm ngày Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận Người là “ Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”, ông Hans D’Orville, Phó tổng giám đốc Tổ chức UNESCO, đã có bài tham luận đặc biệt đánh giá về Tư tưởng Hồ Chí Minh. Sau đây là hoàn toàn bài tham luận của ông:

Đọc tiếp »


Chương 8: Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi

11/12/2009

I- THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng trái tim của Người vẫn đập trong hàng ngàn, hàng triệu trái tim nhân dân Việt Nam anh hùng. Trước anh linh Người, thay mặt toàn thể nhân dân Việt Nam, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam  Lê Duẩn đã đọc lời thề thể hiện quyết tâm của nhân dân ta:

“Giương cao mãi mãi ngọn cờ độc lập dân tộc, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước để thoả lòng mong ước của Người”.

Biến đau thương thành hành động cách mạng, kế tục sự nghiệp của Người, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở đợt sinh hoạt chính trịHọc tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với mục đích làm cho mọi người hiểu sâu sắc hơn sự nghiệp cách mạng vĩ đại và học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ.

Ngày 6-3-1970, Bộ Chính trị Trung ương Đảng mở cuộc vận độngNâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh.

Đọc tiếp »


Hồ Chí Minh – vĩ nhân của thế giới

08/12/2009

VÕ GIÁP

Bác Hồ của ta là danh nhân văn hoá thế giới thứ 21. Được ghi là “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất”. Trên thế giới, chưa có một danh nhân nào được 88 quốc gia ra “Nghị quyết kỷ niệm” như Bác Hồ ta. Có nước viết Đề cương kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, dày đến 84 trang…

Từ ngày 20/10 đến 30/11/1987, Đại hội đồng UNESCO khoá 24 họp, có mục xét các danh nhân kỷ niệm vào các năm “tuổi tròn”. Đến dự có 159 quốc gia (lúc đó phe Xã hội Chủ nghĩa có 8 thành viên, với bối cảnh các nước Đông Âu đang đổ vỡ), với nguyên tắc đủ 100% số phiếu (nếu là khoá họp của ban chấp hành, chỉ cần đủ đa số phiếu).

Với nội dung: Trong 3 năm: 1988, 1989, 1990, những danh nhân đúng vào tuổi 100 để thế giới kỷ niệm. Mức độ danh nhân có thể khác nhau: Danh nhân văn hoá, Nhà hoạt động kiệt xuất, Nhà thơ vĩ đại… Kỳ này, có 3 vị được đưa ra xét:

Đọc tiếp »


Báo chí Mỹ viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh

08/12/2009

Nguyễn Xuyến

Tạp chí “Thời báo” số ngày 9-9-1946 có bài nhan đề “Hồ Chí Minh là ai?” nhận xét đây là một nhân vật “rất kỳ lạ”. Tại Phông-ten-nơ-bơ-lô, “ông Hồ đã xuất hiện với dáng người nhỏ bé và ông thường thích tặng hoa cho các nữ ký giả”. Bài báo đã nêu bật quá trình hoạt động của Người từ lúc ra đi tìm đường cứu nước với tên Nguyễn Ái Quốc qua Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông…

Tờ “Thời báo Niu Oóc chủ nhật” số ra ngày 9-5-1954 viết: “Theo một ý nghĩa nào đó thì thời kỳ ngắn ngủi tại Hà Nội (sau năm 1945) là đỉnh cao trong cuộc đời Hồ Chí Minh. Người không những là thần tượng của nhân dân Việt Nam mà còn được Pháp công nhận là người phát ngôn đầu tiên của Việt Nam…Người Việt Nam này từng để lại ấn tượng sâu sắc và đặc biệt có cảm tình đối với các quan chức và nhà báo nước ngoài. Một người Pháp, sau này trở thành Cao ủy Pháp tại Đông Dương, cũng phải thừa nhận ông Hồ là người có tính cách rất mạnh mẽ và đáng tôn kính…Ngày nay, không một tên tuổi nào ở châu Á lại nổi tiếng như nhà cộng sản và dân tộc chủ nghĩa lão thành Hồ Chí Minh. Người chính là biểu tượng, là nhân vật truyền thuyết hơn là một con người bằng da bằng thịt”.

Tạp chí “Thời báo” số ra ngày 22-11-1954 đã đăng trên trang bìa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bài viết dài năm trang nói về thân thế và sự nghiệp cùng với đất nước mới được giải phóng của Người. Tạp chí này nhấn mạnh: “Với thắng lợi (Điện Biên Phủ), uy tín của Hồ Chí Minh đã vươn tới đỉnh cao mới tại châu Á. Các nhà dân tộc chủ nghĩa tại nhiều nước, mặc dù họ chống cộng, cũng không thể không lấy làm tự hào trước chiến công của một quân đội một nước châu Á đánh bại những kẻ từng là “ông chủ” của họ từ châu Âu tới…Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, lực lượng Việt Minh đã có được một quân đội chiến đấu trong rừng có hiệu quả nhất Đông Nam Á, có vị tướng tài ba nhất Đông Nam Á là Võ Nguyên Giáp, có một tổ chức chính trị vững chắc nhất do Hồ Chí Minh đứng đầu và có trình độ lãnh đạo lão luyện”.

Đọc tiếp »


HỒ CHÍ MINH trong lòng nhân loại

08/12/2009

“Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai…

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi như thấy được ngày mai, như thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”

ÔXÍP MANDENXTAM, 1924

Đọc tiếp »


BÀI PHÁT BIỂU CỦA TIẾN SĨ M.AT-MÉT (MODAGAT AHMED), GIÁM ĐỐC UNESCO KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG, ĐẠI DIỆN ĐẶC BIỆT CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC UNESCO TẠI HỘI THẢO QUỐC TẾ KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

08/12/2009

(thehehochiminh.net)- Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, Người còn là danh nhân văn hóa tiêu biểu của thế giới. Năm 1987, Tổ chức Văn hóa – Giáo dục – Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra nghị quyết tôn vinh Người.

Chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc bài phát biểu của Tiến sỹ ÁC-MÉT (MODAGAT AHMED), giám đốc UNESCO khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đại diện đặc biệt của Tổng Giám đốc UNESCO tại Hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đây thật sự là một niềm vinh dự cho tôi được phát biểu trước các nhà tri thức và thông thái cao quý tụ tập ở đây ngày hôm nay để kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, người chiến sỹ dũng cảm đã giải phóng dân tộc mình khỏi một thế kỷ đô hộ thực dân, bằng sự lãnh đạo khôn khéo và quyết tâm vững chắc. Người là một trong những động lực đầu tiên của phong trào chống thực dân thời kỳ sau Đại chiến thế giới thứ hai ở châu Á, và là một trong những lãnh tụ có ảnh hưởng nhiều nhất của các dân tộc ở thế kỷ 20. Hội nghị UNESCO phiên thứ 24 đã quyết định kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người vào  năm 1990. Đây là một cử chỉ tôn kính đối với một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. UNESCO rất vui sướng được tham gia vào sự kiện đáng ghi nhớ này. Điều đó biểu hiện sự cam kết sâu sắc của tổ chức này trong việc duy trì các giá trị và công lao của các nhân vật vĩ đại được nhân loại công nhận và kính trọng. Những tình cảm này được thể hiện rõ rệt trong Nghị quyết của Đại hội đồng với sự nhấn mạnh rằng: tư tưởng của Người chứa đựng nguyện vọng của nhân dân muốn khẳng định nền văn hoá riêng của mình và xúc tiến sự hiểu biết lẫn nhau. Nghị quyết này cũng yêu cầu Tổng giám đốc UNESCO giúp đỡ cho các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt ở Việt Nam.

Đọc tiếp »


Nghị quyết của UNESCO về Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1987)

08/12/2009

Ghi chép của  Đại Hội Đồng

Kỳ họp thứ 24, Paris,

20 Tháng Mười đến 20 Tháng Mười Một 1987

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc UNESCO

Nghị quyết 18.65 được thông qua bởi Đại Hội Đồng tại kì họp lần thứ 24.

18.65 Kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại Hội Đồng

Căn cứ Việc tổ chức lễ kỉ niệm quốc tế của những danh nhân có văn hóa và trí tuệ kiệt xuất góp phần thực hiện mục tiêu của UNESCO và sự hiểu biết chung toàn thế giới,

Căn cứ Nghị quyết 4.351 kì họp thứ 18 của Đại Hội Đồng liên quan tới các hoạt động kỉ niệm ngày sinh của những nhân cách lớn và sự kiện để lại dấu ấn trên sự phát triển của loài người.

Đọc tiếp »