Nhà văn Sơn Tùng được đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”

15/12/2010

Hơi muộn, nhưng vẫn còn kịp, đó là việc Hội Nhà văn VN đang xúc tiến hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhà văn Sơn Tùng, khi ông vừa qua những giờ khắc thử thách nghiệt ngã nhất của bệnh tật ở tuổi 83.

* Nhà văn Sơn Tùng: Hai ngón tay và hàng chục đầu sách

THIÊN AN

Tác giả “Búp sen xanh” – Sơn Tùng, đã sống một đời văn đáng tự hào, bằng nghị lực viết phi thường của một người thương binh nặng.
Tập nói ở tuổi 83

Đã năm tháng trôi qua kể từ ngày nhà văn trở bệnh nặng do vết thương cũ tái phát (ba mảnh đạn M79 găm vào đầu tại chiến trường Tây Ninh tháng 4.1971) trong thể trạng nguy kịch: Xuất huyết não, huyết áp rất cao, liệt nửa người. Tới thăm ông tại khu điều trị cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 30.6.2010, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết – người bạn chiến đấu cũ của ông, đã xúc động nhắc lại kỷ niệm không thể quên giữa hai người trong giờ phút sinh tử: “Khi anh Sơn Tùng bị thương nặng, tôi là người đã cõng anh ấy đi cấp cứu” và căn dặn các bác sĩ: “Anh Sơn Tùng là nhà văn được nhân dân yêu mến. Các đồng chí hãy cố gắng hết sức để cứu chữa cho nhà văn Sơn Tùng”.

Đọc tiếp »


Hồ Chí Minh với Trung Quốc

02/09/2010

Dương Danh Dy

Lời giới thiệu của NBS: “Hồ Chí Minh với Trung Quốc” là đề tài tôi quan tâm thời gian gần đây. Những diễn biến trong xung đột về lãnh thổ và kinh tế, sự “trỗi dậy” của Trung Quốc đặt ra cho chúng ta câu hỏi: nên như thế nào khi làm hàng xóm của một nước lớn? Chúng ta có thể học hỏi gì trong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc khi xưa?

Tôi có tìm cuốn “Hồ Chí Minh với Trung Quốc” của GS Hoàng Tranh (Trung Quốc), tiếc là chưa tiếp cận được. Nay nhà nghiên cứu Dương Danh Dy có viết bài dưới đây, chỉ là một vài suy nghĩ của ông, chưa phải là một nghiên cứu hoàn chỉnh, nhưng tôi nghĩ cũng đáng để chúng ta quan tâm.

Xin giới thiệu cùng thầy cô và các bạn!

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã đi tới nhiều nơi trên thế giới, nhưng có lẽ Trung Quốc là một trong mấy nước Bác lui tới nhiều lần nhất, sinh sống ở đó trong thời gian dài nhất, có cống hiến rất lớn cho phong trào cách mạng cũng như để lại ở đó nhiều tình cảm nhất.

Trong bài viết nhỏ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh của Bác này, tôi không dám đề cập tới mọi vấn đề mà chỉ muốn nhắc tới một vài bài học từ Bác mà trong quá trình nghiên cứu về Trung Quốc tôi không bao giờ dám quên.

Đọc tiếp »


Đối tượng và phương pháp của Hồ Chí Minh học

18/08/2010

GS SONG THÀNH

>>> Dowload file bài viết

1.Đối tượng nghiên cứu

Hồ Chí Minh học có ba bộ phận. Các bộ môn tiểu sử Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng, tấm gương của Người vào cuộc sống đều có đối tượng nghiên cứu rộng, hẹp khác nhau, song đều liên quan mật thiết với nhau, nên có thể nói, về cơ bản là thống nhất với nhau.

Dù nghiên cứu tiểu sử hay tư tưởng Hồ Chí Minh để tìm cách vận dụng vào cuộc sống, người nghiên cứu đều phải tìm hiểu về quê hương, gia đình, dân tộc và thời đại Hồ Chsi Minh đã sống và hoạt động, về các nguồn tư tưởng và văn hoá đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh, đã góp phần hình thành nên tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách của Người – nói chung là những phẩm chất và năng lực phi thường của một lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh được phản ánh trong các công trình và tác phẩm của Người. Những tư tưởng đó được Người đưa ra để hành động nên cũng được quán triệt trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà Hồ Chí Minh là người đứng đầu. Ngoài ra, tư tưởng đó còn có thể được tìm hiểu thông qua các tác phẩm, bài viết của những đồng chí và học trò gần gũi của Người đã trực tiếp lĩnh hội và quán triệt tư tưởng của người thầy vĩ đại trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Đọc tiếp »


Nghiên cứu Bác Hồ, nhớ về Sơn Tùng – nhà Hồ Chí Minh học thực thụ

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

“Các chú đừng vẽ rắn thêm chân”, đó là câu Bác Hồ thường nói với những người sống gần Bác khi những người đó miêu tả, đánh giá, nhận định về một người hay một việc nào đấy. Ngay cả việc Bác Hồ thấy người khác nói, viết về mình, nặn tượng, vẽ tranh về mình, Bác cũng rất ngại, và thường là Bác khuyên người ta đừng có làm điều đó.

Thời còn là sinh viên ở trong ký túc xá của đất Mễ Trì (Hà Nội), nơi mà các lớp học trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bằng không quân và hải quân của Mỹ mới từ nơi sơ tán trở về (năm 1970), có một đêm các lớp sinh viên chúng tôi đã được nghe ông Hoài Thanh, một nhà thơ có tiếng cũng là một cây bút phê bình văn học sắc sảo, nói chuyện về thơ Hồ Chí Minh, có nghệ sĩ Kim Cúc ngâm thơ “minh hoạ”. Tôi nhớ rất đậm lời ông Hoài Thanh bình rằng: “Thơ Bác hay vì đó là thơ Bác”. Có lần, trong đêm, Bác nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, có buổi nghe thấy ông Hoài Thanh bình thơ của Bác. Một hôm, tình cờ gặp Hoài Thanh trong một hội nghị, Bác nói vui với Hoài Thanh rằng, thơ của Bác không hay đến thế; những ý tứ mà Hoài Thanh bình ở trong Đài, thì khi làm thơ, chính bản thân Bác không nghĩ đến.

Đọc tiếp »


Tại sao Hồ Chí Minh bị hiểu lầm?

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Ngày 6-6-1938, với tên tiếng Nga là ậốớ (Lin), khi đang làm nghiên cứu sinh tại Viện Những vấn đề dân tộc và thuộc địa tại Mátxcơva, Hồ Chí Minh gửi thư cho một đồng chí của mình ở Quốc tế Cộng sản (QTCS):

“Hôm nay là ngày kỷ niệm lần thứ bảy việc tôi bị bắt giữ ở Hồng Công. Đó cũng là ngày mở đầu năm thứ tám tình trạng không hoạt động của tôi. Nhân dịp này, tôi viết thư gửi đồng chí để xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này.

Đọc tiếp »


Nguyên nhân của các luận điệu xuyên tạc về Hồ Chí Minh và giải pháp đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc đó

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Vài lời mở đầu

Chuyên đề này không đi sâu vào việc nêu lên và phân tích những luận điệu sai trái, thù địch, xuyên tạc, phản bác về cuộc đời, sự nghiệp, trước tác của Hồ Chí Minh, mà là nêu lên và phân tích những nguyên nhân, đồng thời nêu một số giải pháp đấu tranh với các luận điệu đó. Đương nhiên, theo một lôgíc của cả đề tài này, trong một phạm vi nhất định nào đó, có thể tôi sẽ đề cập một số luận điệu có liên quan để làm minh chứng.

I. NGUYÊN NHÂN

Đọc tiếp »


Một phương châm khi nghiên cứu Hồ Chí Minh

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

“Các chú đừng vẽ rắn thêm chân”, đó là câu Hồ Chí Minh thường nói với những người sống gần Người khi những người đó miêu tả, đánh giá, nhận định về một người hay một việc nào đấy. Ngay cả việc Hồ Chí Minh thấy người khác nói, viết, nặn tượng, vẽ tranh về mình, Người cũng rất ngại, và thường là Người khuyên người ta đừng có làm điều đó.

Có một số người gây nhiễu thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh có vợ có con hay không là câu chuyện bị gây nhiễu nhiều nhất. Tôi cho rằng: việc Hồ Chí Minh có vợ con hay không thì chẳng ảnh hưởng gì đến tư cách, đạo đức của Người. Nếu Hồ Chí Minh có vợ, có con, nghĩa là có gia đình riêng, thì với những gì Người đã cống hiến cho đất nước, chúng ta vẫn nhận định được rằng: Hồ Chí Minh đã hy sinh lợi ích riêng tư để dâng hiến cho Tổ quốc thân yêu của mình. Không phải không có vợ con mới là hy sinh chuyện riêng tư. Chỉ có điều là nếu Hồ Chí Minh có vợ thì đấy mới là chính là một con người hoàn chỉnh. Hồ Chí Minh cũng không ít lần nói về cái khiếm khuyết của chính cuộc đời mình, và một trong những khiếm khuyết đó là không có vợ; do vậy ông khuyên thanh niên Việt Nam đừng nên học mình về điều đó. Nếu Hồ Chí Minh có vợ con thật thì ông không thể giấu được trong ngần ấy năm. Có thể có nhiều người con gái đem lòng yêu Hồ Chí Minh. Có như vậy là sự thường. Tình yêu thời trai trẻ, tại sao không? Một thanh niên thư sinh, đẹp trai, hào hoa, phong nhã, lại là con quan, con nhà gia giáo mà lại không có người con gái nào yêu mình, mới là sự lạ. Tôi đã đọc rất kỹ nhiều bài viết của một số người đề cập chuyện Hồ Chí Minh có vợ con. Tôi khẳng định rằng, lập luận và những chứng cớ của những bài viết đó nêu ra không có sức thuyết phục.

Đọc tiếp »


Ý KIẾN VỀ TÁC PHẨM “HO CHI MINH: THE MISSING YEARS 1919 – 1941” (Hồ Chí Minh – Những năm tháng bị lãng quên 1919 – 1941) CỦA TÁC GIẢ SOPHIE QUINN – JUDGE

30/12/2009

Website TheheHoChiMinh.net nhận được bài viết của GS.Mạch Quang Thắng (một nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh lâu năm và có uy tín, hiện đang công tác tại Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh), trao đổi về cuốn sách của Sophie Quinn, được lưu truyền từ khá lâu trên mạng.

Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả. Quý bạn đọc có thể dùng biểu mẫu cuối bài để phản hồi, hoặc email tới hòm thư info@thehehochiminh.net

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

1. Một số điểm chú ý đầu tiên

Đây là tác phẩm đã được xuất bản tại Mỹ năm 2002 (University of California Press). Có thể nói rằng, cho đến nay, những nhà Hồ Chí Minh học (thực thụ) cả ở trong và ngoài nước Việt Nam không ai là không biết tác phẩm này. Có người biết qua những bài phân tích, những lời giới thiệu, những lời bình phẩm của đồng nghiệp. Có người đọc trực tiếp tác phẩm đó bằng tiếng Anh. Trên nhiều website, tác phẩm này của nữ tác giả Sophie Quinn – Judge đã được giới thiệu, bình luận không ít. Trong nhiều bài báo nghiên cứu Hồ Chí Minh của một số tác giả trong và ngoài nước ta, một số người đã tham khảo, nêu lại ý kiến hoặc trích dẫn nội dung của cuốn sách trên.

Tôi cho rằng, tác phẩm này đã được xuất bản công khai, được bày bán ở các cửa hàng sách, được đặt lên các giá sách thư viện, được đưa vào thư viện điện tử, v.v. Sự hiện diện của tác phẩm này ở Mỹ cũng như ở trên thế giới là điều bình thường khi có ai đó nghiên cứu về Hồ Chí Minh – một nhân vật đặc biệt không những trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn cả trong tiến trình lịch sử thế giới thế kỷ XX.

Tôi chia những tác phẩm của các tác giả nước ngoài (kể cả người gốc Việt Nam) viết về Hồ Chí Minh thành hai loại chủ yếu: (i) loại nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc, tuy quan điểm và phương pháp nghiên cứu có khác với những nhà Hồ Chí Minh học của Việt Nam; (ii) loại có cái tâm không lành, có thái độ hằn học, thâm thù, chống cộng, chống sự nghiệp cách mạng Việt Nam, và đương nhiên chống cả Hồ Chí Minh, muốn “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh” như họ đã tuyên bố công khai trên diễn đàn của cái gọi là “Khối 8406”.

Tôi cho rằng, tác phẩm của bà Sophie Quinn – Judge Ho Chi Minh: The Missing Years 1919 – 1941 (và nếu kể thêm một người Mỹ nữa có công trình khoa học về Hồ Chí Minh gần đây nhất là William J.Duiker với tác phẩm Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, New York, 2000) là thuộc loại (i) theo sự phân loại trên đây. Năm 2005, trong một lần đến làm việc tại Trường Quản lý nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard (Mỹ), khi tôi trao đổi ý kiến về hai tác phẩm này với một số giáo sư ở đó thì người ta khen tác phẩm Ho Chi Minh: The Missing Years 1919 – 1941 của bà Sophie Quinn – Judge hơn là tác phẩm Ho Chi Minh: A Life của ông William J.Duiker. Bà Sophie Quinn – Judge là nhà nghiên cứu triết học, lịch sử đã có nhiều công trình khoa học liên quan đến Việt Nam (cũng có thể gọi bà là nhà Việt Nam học). Bà đã nhiều lần sang Việt Nam dự hội thảo, trong đó năm 2009 đến Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh dự hội thảo khoa học trong khuôn khổ hợp tác với Viện Triết học của Học viện.

Đọc tiếp »


Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng, nhà lý luận cách mạng sáng tạo

15/12/2009

GS  SONG THÀNH

I. Quan niệm về nhà tư tưởng, nhà lý luận

Đến nay, vẫn không tránh khỏi còn có người băn khoăn một cách thành thật: xét về vị thế, gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất, điều đó không cần phải bàn cãi, nhưng còn nhà tư tưởng, nhà lý luận?

Bác Hồ không để lại cho chúng ta những công trình đồ sộ có tính chất lý luận chung, hoàn chỉnh và hệ thống, mà phần lớn chỉ là những bài báo, thư từ, lời kêu gọi… Gọi là tác phẩm, thì như người đã từng nói: trong đời mình, Người chỉ viết có một tác phẩm duy nhất là “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

Đọc tiếp »


Đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh

15/12/2009

GS. TS MẠCH QUANG THẮNG

Hiện nay đã có nhiều thế lực thâm thù chủ nghĩa cộng sản, thâm thù cách mạng Việt Nam tìm mọi cách xuyên tạc cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó cần tăng cường các giải pháp đấu tranh, trong đó đặc biệt chú trọng việc giáo dục, tuyên truyền về Chủ tịch Hồ Chí Minh; nâng cao ý thức cảnh giác và tăng cường đấu tranh trực diện với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

I. Mục đích của xuyên tạc

1. Từ sự thâm thù chủ nghĩa cộng sản

Hồ Chí Minh là một nhân vật phản ánh một phần tất yếu của sự phát triển dân tộc Việt Nam. Đã có nhiều thế lực thâm thù chủ nghĩa cộng sản, thâm thù cách mạng Việt Nam tìm mọi cách xuyên tạc cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đọc tiếp »


30 năm tôi đi tìm Hồ Chí Minh

15/12/2009

TRẦN CHUNG NGỌC
(Wisconsin – Hoa Kỳ)
Theo Tạp chí Hồn Việt

Lời toà soạn: Hồ Chí Minh – Bác Hồ, cái tên luôn gợi lên trong mỗi người Việt Nam bao nhiêu nỗi xao xuyến, xúc động vì “Người là niềm tin thiết tha nhất”. Thế nhưng, cũng không ít lần những người Việt Nam ấy phải nghẹn lòng, phẫn nộ khi nghe xem đọc những thông tin xuyên tạc về Người. Không thể đôi co, không thể nóng giận, những người Việt hiểu biết vẫn điềm tĩnh và tỉnh táo để giữ vững niềm yêu kính vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mình. Bài viết này là một trong những cái nhìn tỉnh táo và điềm tĩnh ấy.

Chúng tôi xin giới thiệu toàn văn bài viết “30 năm tôi đi tìm Hồ Chí Minh” – đăng trên Tạp chí Hồn Việt – của Tiến sĩ Trần Chung Ngọc, một nhà khoa học Việt kiều đã định cư tại Mỹ từ sau 1975, một sĩ quan đã từng cầm súng ở bên kia chiến tuyến đối mặt với những anh bộ đội cụ Hồ…

Tác giả viết theo phương châm khoa học: “sự lương thiện trí thức phải để lên hàng đầu, và phương pháp khảo cứu mọi vấn đề phải cẩn trọng, không để cho tình cảm, thiên kiến lôi cuốn” để mang lại cho các bạn đọc trẻ “một sự hiểu biết đúng đắn về cuộc đời của Hồ Chí Minh, và nhất là, về việc ông đã làm gì cho đất nước Việt Nam”.

***

Viết về một nhân vật có tầm vóc quốc tế như Hồ Chí Minh có thể nói là không dễ. Đối với những người thuộc giới chống Cộng viết theo cảm tính thù hận, khi thực sự chưa hiểu và không biết gì về Hồ Chí Minh thì rất dễ, vì muốn viết sao cũng được. Họ đưa ra những chi tiết lặt vặt, cộng với xuyên tạc, dựng đứng… nhằm “ám sát tư cách cá nhân”, bằng những từ hạ cấp cho hả lòng thù hận, thì có lẽ ai viết cũng được, không cần đến trí tuệ, không cần đến kiến thức, không cần đến trình độ, và cũng không cần đến liêm sỉ.

Đọc tiếp »