Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước kiểu mới

10/12/2010

TS. TRẦN NAM CHUÂN – Viện chiến lược, Bộ Quốc phòng

Một trong những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng một nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Đây là tư tưởng độc đáo, sáng tạo của Bác Hồ và của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đã được minh chứng và kiểm nghiệm trong lịch sử đấu tranh giành chính quyền và xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền phải là nhà nước của dân, do dân và vì dân; đó là tư tưởng, ý chí nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người yêu nước, thương dân nồng nàn tha thiết. Người đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin bằng niềm tin mãnh liệt: “Bây giờ học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Lê-nin” và con đường duy nhất mang lại độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào là con đường cách mạng vô sản, dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân. Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng như V.I.Lê-nin đã chỉ rõ: “Cùng với việc tổ chức xây dựng Đảng cách mạng thì trong cuộc đấu tranh này, trước hết phải có Đảng cách mệnh”(1), “Đảng có vững cách mệnh mới thành công”(2). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng nền tảng tư tưởng cho đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng. Trong đó tư tưởng của Người về vấn đề chính quyền nhà nước hình thành khá sớm và rõ nét. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong xây dựng nhà nước kiểu mới, trước hết bắt nguồn từ đường lối cách mạng của Đảng. Một mặt, Người khẳng định bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, mặt khác Người cũng khẳng định sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân, tính chất nhân dân và dân tộc của nhà nước pháp quyền vì nó là đại diện cho toàn thể nhân dân và toàn dân tộc.

Đọc tiếp »


Một số lời dạy của Bác Hồ về đạo đức lối sống

03/09/2010

“Đối với mình – Phải siêng nǎng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh”.

Con đường giải phóng. Tháng 12 nǎm 1940.
Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh

“Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.
Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.

Mấy nǎm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt. Về xuôi nhất là về thành thị, sẽ có nhiều người phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu”.

Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ trước khi vào tiếp quản Thủ đô.
Ngày 5 tháng 9 nǎm 1954.T.7, Tr.346

Đọc tiếp »


Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về trí thức

03/09/2010

Theo Tạp chí Xây dựng Đảng
tháng 11/2004

Là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, trí thức có nhiệm vụ thi đua phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Vì vậy, Đảng và Chính phủ ta rất quý trọng những người trí thức của nhân dân, vì nhân dân.
Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 8, tr.216.

Địa vị những người trí thức ái quốc Việt Nam sẽ là cùng với toàn thể đồng bào, kiến thiết một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam thống nhất và độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc.
Sách đã dẫn (Sđd), tập 5, tr.156.

Trí thức đáng trọng là trí thức hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Sđd, tập 7, tr.33.

Đọc tiếp »


Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ

Hồ Chí Minh là một trong những người tham gia thành lập ĐCS Pháp năm 1920; là người sáng lập ĐCS Việt Nam đầu năm 1930; là cán bộ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản. Hồ Chí Minh là lãnh tụ của ĐCS Việt Nam, suốt cả cuộc đời chăm lo lãnh đạo, rèn luyện Đảng, đồng thời là một chiến sĩ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Đọc tiếp »


Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị theo quan điểm của Hồ Chí Minh

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Là một nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp, Hồ Chí Minh nhìn thấy rất rõ vai trò của người cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Thường là với cách biểu đạt “gốc” và “ngọn” để chỉ rõ vị trí và vai trò của vấn đề, Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là cái gốc của mọi công việc; rằng, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Người cán bộ, trong quá trình hoạt động, ít nhiều đều phải trải qua đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau, mà Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng.

Cho đến nay, ở Việt Nam, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thường là qua mấy hình thức sau đây:

Đọc tiếp »


Từ “Sửa đổi lối làm việc” đến đổi mới phong cách công tác của cán bộ hiện nay

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Trong quá trình tiến hành công tác xây dựng Đảng những năm sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1947), Hồ Chí Minh thấy rằng, bên cạnh những ưu điểm, trong Đảng còn bộc lộ những thiếu sót lớn làm ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp kháng chiến. Do vậy, tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các đồng chí cán bộ, đảng viên Bắc Bộ và Trung Bộ, trong đó nêu lên những biện pháp kiên quyết tẩy sạch những khuyết điểm trong Đảng. Nhưng, qua theo dõi, Hồ Chí Minh thấy sự chuyển biến trong việc khắc phục các khuyết điểm đó chưa được nhiều. Chính vì thế, tháng 10-1947, với bút danh X.Y.Z., Hồ Chí Minh viết xong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, sau đó được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1948.

Điều đặc biệt là tác phẩm này đã đề cập hầu hết các mặt của công tác xây dựng Đảng chứ không chỉ riêng “lối làm việc”. Và, khái quát trên tất cả những nội dung được coi thuộc về lối làm việc (mà hiện nay thường được gọi là phương thức, phương pháp làm việc, phong cách công tác), Hồ Chí Minh đã nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quy luật Đảng thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản thân mình. Điều này đúng như lôgíc tất yếu mà Hồ Chí Minh đã nêu ngay chính trong tác phẩm này là: “Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra” (tr.262)*, do đó, Đảng phải thường xuyên phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, và đó chính là quy luật phát triển của một Đảng Mác – Lênin, một Đảng chiến đấu dưới lá cờ của chủ nghĩa cộng sản, vì một xã hội tốt đẹp, vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người.

Đọc tiếp »


Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

1. Quan điểm về Đảng Cộng sản Việt Nam – sự đúc kết của một nhà tư tưởng lớn

“Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, đó chính là Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Xét ở khía cạnh vị thế của Hồ Chí Minh trong việc nêu lên những quan điểm về ĐCS, chúng ta thấy nổi lên mấy điểm đáng chú ý sau đây:

Đọc tiếp »


Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm tuyển chọn, đào tạo cán bộ viên chức Nhà nước

15/12/2009

Lê Ngân Mai

Tạp chí Hà Nội ngàn năm

Vấn đề cốt yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH, công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta là một cuộc cách mạng mang tính toàn diện bao gồm 3 lĩnh vực: Chính trị tư tưởng, Cơ cấu kinh tế, Văn hóa xã hội. Nhưng muốn xây dựng thành công CNXH thì trước hết phải hoàn thiện được yếu tố chủ đạo là tư tưởng và con người XHCN, trong đó người cán bộ rất quan trọng bởi: “Con người XHCN là con người có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”.

Xác định được vị trí và vai trò của cán bộ là tiền vốn của đoàn thể – cái gốc của mọi công việc nên Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ mẫu mực phải có đức có tài lấy Đức là chính, phải khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, xa rời quần chúng, hống hách kiểu quan cách mạng, quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm dẫn đến chia rẽ, cục bộ địa phương và kết quả tất yếu là hỏng việc. Tư tưởng về cán bộ của Người bao gồm một hệ thống nhằm hoàn thiện và nâng cao những phẩm chất tốt đẹp của cán bộ, đảng viên, thể hiện sinh động sự phát triển tất yếu của con người mới XHCN. Những tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ công chức Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:

Đọc tiếp »