Yêu sách của Nhân dân An Nam (1919)

10/04/2011

Từ ngày Đồng minh thắng trận, tất cả các dân tộc bị lệ thuộc đều chứa chan hy vọng rằng theo những lời cam kết chính thức và trịnh trọng mà các cường quốc Đồng minh đã tuyên bố với toàn thế giới, trong cuộc đấu tranh của Văn minh chống Dã man, thì tiền đồ một thời đại công lý và chính nghĩa nhất định là phải đến với họ.

Trong khi chờ cho nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực lý tưởng chuyển vào lĩnh vực hiện thực do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc được thừa nhận thật sự, nhân dân nước An Nam trước kia, nay là xứ Đông – Pháp, xin trình với các quý Chính phủ trong Đồng minh nói chung và với Chính phủ Pháp đáng kính nói riêng, những yêu sách khiêm tốn sau đây:

Đọc tiếp »


Xuất bản lần ba Hồ Chí Minh toàn tập (15 tap)

30/01/2011

Sáng 17-1, NXB Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật đã tổ chức lễ công bố bộ Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản lần thứ ba. Bộ Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản lần thứ ba gồm 15 tập, với trên 3.300 tác phẩm quan trọng, trong đó có bổ sung trên 800 tài liệu mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1912-1969 đã được xác minh và thẩm định.

Theo đại diện NXB, bộ Hồ Chí Minh toàn tập mới sẽ cung cấp thêm những tư liệu nêu lên những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng thế giới. Trong bộ mới, những tác phẩm viết chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh được để ở phần phụ lục. Các tác phẩm chưa có đầy đủ dữ kiện để xác định của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xếp trong phần “Những tác phẩm có thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh” để bạn đọc tham khảo và góp phần xác minh thêm.

Đọc tiếp »


Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng qua một số tư liệu gốc tại bảo tàng cách mạng Việt Nam

03/09/2010

ThS Triệu Văn Hiển
Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc,Danh nhân văn hoá thế giới đã về với cõi vĩnh hằng được gần 36 năm. Người ra đi, nhưng đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản vô cùng to lớn – đó là tư tưởng về đạo đức cách mạng.

Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nền đạo đức đã được hình thành hàng ngàn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc và kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Song, với tư duy độc lập và sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Thông qua các tác phẩm, các bút tích gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy trong lĩnh vực đạo đức cách mạng, Người thường sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước như trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trước Công nguyên; Hoặc các khái niệm tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái… xuất hiện tại Tây Âu từ thời Hy-La cổ đại. Song Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “Việt Nam hoá” thành các khái niệm đơn giản dễ hiểu, dễ thực hiện và gần gũi hơn với cán bộ và nhân dân lao động.

Đọc tiếp »


Hiến Pháp 1946

03/09/2010

HIẾN PHÁP NĂM  1946

CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

(Được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

thông qua ngày 09 – 11 – 1946)

____________

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hòa.

Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới.

Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.

Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:

– Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo;

– Đảm bảo các quyền tự do dân chủ;

– Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Với tinh thần đoàn kết, phấn đấu sẵn có của toàn dân, dưới một chính thể dân chủ rộng rãi, nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hòa bình của nhân loại.

Đọc tiếp »


Một số lời dạy của Bác Hồ về đạo đức lối sống

03/09/2010

“Đối với mình – Phải siêng nǎng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh”.

Con đường giải phóng. Tháng 12 nǎm 1940.
Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh

“Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.
Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.

Mấy nǎm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt. Về xuôi nhất là về thành thị, sẽ có nhiều người phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu”.

Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ trước khi vào tiếp quản Thủ đô.
Ngày 5 tháng 9 nǎm 1954.T.7, Tr.346

Đọc tiếp »


THĂM MỘT CHIẾN SĨ QUỐC TẾ CỘNG SẢN – NGUYỄN ÁI QUỐC

03/09/2010

O. MANĐENXTAM

Tại Đông Dương, ảnh hưởng phong trào Găngđi như thế nào? Tiếng vang, làn sóng của phong trào đó có lan đến đấy chút nào không ? – Tôi hỏi Nguyễn Ái Quốc.

– Không. – Nguyễn Ái Quốc trả lời – Nhân dân An Nam chúng tôi là những người nông dân bị nhấn chìm trong bóng đêm hết sức tối tăm. Không một tờ báo nào, không ai hiểu bây giờ trên thế giới đương diễn ra những gì; đêm tối, thực sự là đêm tối.

Nguyễn Ái Quốc hiện là người An Nam duy nhất ở Mátxcơva, đại diện của chủng tộc Mã Lai cổ xưa. Đó là một thanh niên gầy gò, linh hoạt, mặc cái áo len đan. Đồng chí nói tiếng Pháp – tiếng của những kẻ áp bức, nhưng mà những chữ Pháp từ miệng đồng chí Nguyễn Ái Quốc nghe trầm trầm, lắng xuống như hồi âm của tiếng mẹ đẻ quê hương đồng chí.

Nguyễn Ái Quốc đã nói đến hai chữ “văn minh” một cách đầy khinh bỉ. Đồng thời đã đặt chân qua hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới, đã tới miền Bắc và miền Trung châu Phi, đã thấy rất nhiều cảnh đau khổ. Khi nói chuyện, đồng chí thường hay dùng chữ “anh em”. Anh em của Nguyễn Ái Quốc ở đây là những người da đen, những người Ấn Độ, những người Xyri, những người Trung Quốc…

Đọc tiếp »


Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về trí thức

03/09/2010

Theo Tạp chí Xây dựng Đảng
tháng 11/2004

Là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, trí thức có nhiệm vụ thi đua phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Vì vậy, Đảng và Chính phủ ta rất quý trọng những người trí thức của nhân dân, vì nhân dân.
Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 8, tr.216.

Địa vị những người trí thức ái quốc Việt Nam sẽ là cùng với toàn thể đồng bào, kiến thiết một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam thống nhất và độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc.
Sách đã dẫn (Sđd), tập 5, tr.156.

Trí thức đáng trọng là trí thức hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Sđd, tập 7, tr.33.

Đọc tiếp »


Chuyện ít người biết về Tuyên ngôn độc lập

02/09/2010

ĐOAN TRANG

Bản Tuyên ngôn độc lập mở đầu bằng một đoạn trích dẫn từ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ. Điều mà nhiều người chưa biết là Bác đã trích nguyên văn câu ấy từ văn bản hay lấy từ trí nhớ của mình và Bác đã làm những việc đó như thế nào trong quá trình viết tuyên ngôn.

Một trong những người đặt ra câu hỏi đó là nhà sử học, nhà văn Mỹ Lady Borton. Nguyên là một giáo viên dạy toán nên cách nghiên cứu lịch sử của bà có sự cẩn trọng, logic và chặt chẽ đến từng chi tiết, có độ rõ ràng và tin cậy cao. Bà đã tìm gặp trực tiếp những người Mỹ từng tiếp xúc với Hồ Chủ tịch trong thời gian đó. Bà cũng là người đầu tiên khẳng định: Hồ Chí Minh không chỉ trích dẫn mà còn có ý thức thay đổi từ ngữ ở bản dịch theo chủ kiến của mình.

Cẩn trọng đến từng chi tiết

Năm 1997, Lady Borton tìm gặp một nhân chứng quan trọng: Charles Fenn, nhân viên đầu tiên của phái bộ OSS (Cơ quan tình báo chiến lược, tiền thân của CIA) tiếp xúc với Hồ Chí Minh tháng 3-1945. Hồi đó, Charles Fenn được phái đến phái bộ OSS đóng tại Côn Minh (Trung Quốc). Cùng thời gian ấy, Hồ Chí Minh đích thân đưa một phi công Mỹ – người được Việt Minh cứu thoát sau khi bị quân Nhật bắn hạ lúc ném bom phát xít ở Đông Dương – sang Côn Minh để trao trả cho Đồng minh.

Đọc tiếp »


Những giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập (1945)*

02/09/2010

* Tiêu đề do TheheHoChiMinh.net đặt

Trần Dân Tiên

“Cụ Hồ không giấu nổi sự sung sướng. Cụ Hồ nói, trong đời cụ, Cụ đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới được viết một bản Tuyên ngôn như vậy.

Thật vậy bản Tuyên ngôn độc lập là kết quả của những bản yêu cầu gửi cho Hội nghị Véc-xây mà Cụ Hồ đã viết năm 1919 và chương trình Việt Minh cụ hồ đã viết năm 1940. Hơn nữa, bản Tuyên ngôn độc lập là kết quả của những bản tuyên ngôn khác của tiền bối như các cụ Thủ khoa Huân, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu và của nhiều người khác, của bao nhiêu sách báo truyền đơn bí mật viết bằng máu và nước mắt của những nhà yêu nước từ hơn 80 năm nay.

Đọc tiếp »


Tuyên ngôn độc lập năm 1945 – những giá trị truyền thống và đương đại

02/09/2010

Nguyễn Đình Lộc

Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Có một truyền thống Việt Nam

Ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã đi vào lịch sử dân tộc với tính cách là ngày Quốc khánh Việt Nam. Sự lựa chọn thật thích đáng. Đó là ngày ra đời của Tuyên ngôn độc lập do lãnh tụ tối cao Hồ Chí Minh tuyên đọc, chính thức khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Sự ra đời của Tuyên ngôn độc lập năm 1945 phải được xem là một sự kiện hoàn toàn tự nhiên. Dân tộc Việt Nam, sau gan 100 năm chịu ách đô hộ, thống trị tàn bạo của nước ngoài đã bằng cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất, chấp nhận những hy sinh, mất mát to lớn giành lại được giang sơn gấm vóc, giành lại được độc lập, tự do.

Đọc tiếp »


Tuyên ngôn độc lập năm 1945 – văn bản pháp lý – chính trị, nền tảng của nước Việt Nam mới

02/09/2010

Luật gia Phùng Văn Tửu

Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay sau ngày tuyên bố độc lập, trong lúc Nhà nước cách mạng đang còn trứng nước, bọn phản động ra sức phá hoại, tình thế cách mạng “ngàn cân treo trên sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng đã đề ra nhiệm vụ Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội lập hiến, xây dựng Hiến pháp.

Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta; là bản Hiến pháp của nước Việt Nam độc lập thoát khỏi xiềng xích áp bức, bóc lột của thực dân Pháp gần một thế kỷ và chế độ phong kiến thống trị hàng bao thế kỷ. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc được giải phóng, Nhà nước đã ban hành bản Hiến pháp thứ hai – Hiến pháp 1960 để làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng và cả nước thống nhất, bản Hiến pháp thứ ba – Hiến pháp 1980 đã được ban hành. Đó là bản Hiến pháp của nước Việt Nam thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp hiện hành được Quốc hội thông qua năm 1992; là bản Hiến pháp thứ tư và là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới.

Đọc tiếp »


William J.Duiker viết về Lá thư Nguyễn Tất Thành xin vào học trường thuộc địa (1911)

03/01/2010

WILLIAM J.DUIKER

Theo W.J.Duiker, đây là một lá thư do Nguyễn Tất Thành viết. Tuy nhiên, trong “Hồ Chí Minh toàn tập”, không thấy có lá thư này. Để tạo điều kiện bạn đọc tiếp cận và nghiên cứu, chúng tôi trích đăng ý kiến của W.J.Duiker. Hoan nghênh bạn đọc phản hồi về lá thư theo địa chỉ email: info@thehehochiminh.net

Anh Thành đã trở lại tàu trước khi tàu nhổ neo; tàu đã đến Cảng Le Havre ngày 15.7, và vài ngày sau đã đến Cảng Dunkerque và cuối cùng trở lại Marseilles, và ở đó cho đến giữa tháng 9. Tại đây, anh đã viết một bức thư gửi cho Tổng thống nước Cộng hoà Pháp. Vì đây là một sự kiện đáng chú ý, tôi xin chép toàn văn thư này.

Đọc tiếp »


DÂN VẬN

15/12/2009

X.Y.Z.

Vấn đề Dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng, cho nên cần phải nhắc lại.

I- NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.

Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.

Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.

Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.

II- DÂN VẬN LÀ GÌ ?

Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho.

Đọc tiếp »


Nguyên văn các bản viết Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản công bố chính thức năm 1969

15/12/2009

Bản 1:

VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Tuyệt đối bí mật Nhân dịp mừng 75 tuổi

Người làm thơ rất nổi tiếng, ở Trung Quốc đời nhà Đường là cụ Đỗ Phủ có câu thơ rằng “hân sinh thất thập cổ lai hy”. Nghĩa là: Người thọ 70, xưa nay hiếm.

Đọc tiếp »


Các câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

11/12/2009

Để bổ sung, hãy email tới Ban Quản trị hoặc phản hồi cuối bài này.

1. Không có gì quý hơn độc lập, tự do !

2. Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.

3. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.

4. Tôi nói, đồng bào có nghe rõ không?

5. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

Đọc tiếp »


Các liên kết về Chủ tịch Hồ Chí Minh

16/11/2009

Nhằm thuận lợi cho quá trình tra cứu thông tin của bạn đọc, chúng tôi thống kê các liên kết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xin bạn đọc lưu ý: các liên kết sẽ được mở sang một trang mới, chúng tôi không có liên hệ gì và không chịu trách nhiệm về nội dung các trang đó.

Để bổ sung các liên kết, vui lòng để lại bình luận cuối bài này. Hoặc email về: info@thehehochiminh.net

Đọc tiếp »