Một số lời dạy của Bác Hồ về đạo đức lối sống

03/09/2010

“Đối với mình – Phải siêng nǎng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh”.

Con đường giải phóng. Tháng 12 nǎm 1940.
Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh

“Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.
Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.

Mấy nǎm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt. Về xuôi nhất là về thành thị, sẽ có nhiều người phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu”.

Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ trước khi vào tiếp quản Thủ đô.
Ngày 5 tháng 9 nǎm 1954.T.7, Tr.346

Đọc tiếp »


THĂM MỘT CHIẾN SĨ QUỐC TẾ CỘNG SẢN – NGUYỄN ÁI QUỐC

03/09/2010

O. MANĐENXTAM

Tại Đông Dương, ảnh hưởng phong trào Găngđi như thế nào? Tiếng vang, làn sóng của phong trào đó có lan đến đấy chút nào không ? – Tôi hỏi Nguyễn Ái Quốc.

– Không. – Nguyễn Ái Quốc trả lời – Nhân dân An Nam chúng tôi là những người nông dân bị nhấn chìm trong bóng đêm hết sức tối tăm. Không một tờ báo nào, không ai hiểu bây giờ trên thế giới đương diễn ra những gì; đêm tối, thực sự là đêm tối.

Nguyễn Ái Quốc hiện là người An Nam duy nhất ở Mátxcơva, đại diện của chủng tộc Mã Lai cổ xưa. Đó là một thanh niên gầy gò, linh hoạt, mặc cái áo len đan. Đồng chí nói tiếng Pháp – tiếng của những kẻ áp bức, nhưng mà những chữ Pháp từ miệng đồng chí Nguyễn Ái Quốc nghe trầm trầm, lắng xuống như hồi âm của tiếng mẹ đẻ quê hương đồng chí.

Nguyễn Ái Quốc đã nói đến hai chữ “văn minh” một cách đầy khinh bỉ. Đồng thời đã đặt chân qua hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới, đã tới miền Bắc và miền Trung châu Phi, đã thấy rất nhiều cảnh đau khổ. Khi nói chuyện, đồng chí thường hay dùng chữ “anh em”. Anh em của Nguyễn Ái Quốc ở đây là những người da đen, những người Ấn Độ, những người Xyri, những người Trung Quốc…

Đọc tiếp »


Một số vấn đề về đạo đức Hồ Chí Minh

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

I. ĐẠO ĐỨC – GỐC  CỦA CÂY, NGUỒN CỦA SÔNG, CÁI CĂN BẢN CỦA CON NGƯỜI

Trước hết, tôi muốn quy ước rằng, “đạo đức” của Hồ Chí Minh đề cập ở đây là đạo đức mới, khác đạo đức cũ, mà Hồ Chí Minh so sánh đạo đức cũ như là con người đầu chạm xuống đất hai chân chổng lên trời. Có khi Hồ Chí Minh gọi đạo đức mới là “đạo đức cách mạng”.

Đọc tiếp »


Rèn luyện đạo đức cách mạng theo quan điểm của Hồ Chí Minh

03/01/2010

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Bàn về cái gốc để phát triển, hay triết lý phát triển trong hành động của Hồ Chí Minh, có ba vấn đề đáng chú ý nhất trong việc rèn luyện đạo đức.

1. Quá trình rèn luyện đạo đức phải được diễn ra suốt cả cuộc đời con người

Đạo đức tốt của một con người không phải cứ tự nhiên mà có, nói như Hồ Chí Minh là nó không phải từ trên trời rơi xuống, mà do tu dưỡng bền bỉ hằng ngày để phát triển, củng cố, như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Ở trong tù, ngày rộng tháng dài, “một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài”, mất tự do, chịu nhiều khổ ải, Hồ Chí Minh làm thơ (Ngục trung nhật ký), trong đó có một bài vận vào cái chí khí của Người trong việc tự rèn luyện:

Đọc tiếp »


Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh – tư tưởng bất diệt

15/12/2009

PGS.TS Lê Doãn Tá

Hồ Chí Minh quan niệm: Con người không phải là thần thánh, có cả cái tốt và cái xấu. Bởi vậy, phải “làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”. Người yêu cầu phải thức tỉnh, tái tạo lương tâm, đánh thức những gì tốt đẹp trong con người.

Quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên truyền thống nhân ái của dân tộc ta. Nhân dân ta đã trải qua mấy ngàn năm chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai, bão lụt, khai hoang mở đất. Nhân dân ta lại phải chống chọi với nạn ngoại xâm liên miên từ phương Bắc xuống, rồi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược. Công cuộc lao động gian khổ và chiến đấu hy sinh hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, trong đó nổi bật là lòng nhân ái, là tư tưởng nhân văn, nhân đạo.

Đọc tiếp »


Tư tưởng Hồ Chí Minh – sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị”

15/12/2009

PGS. TS Bùi Đình Phong

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Bài viết đề cập đến quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị”; sự thực thi vấn đề “đức trị” và “pháp trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở cách mạng, khoa học và nhân nghĩa, nói đi đôi với làm, vì hạnh phúc của nhân dân.

Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, Hồ Chí Minh nuôi dưỡng khát vọng thành lập một nhà nước kiểu mới. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trên cơ sở những nhận thức trước đây về một nhà nước “phải có thần linh pháp quyền”, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến quyền lực của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải thuộc về nhân dân, lợi ích phải vì dân. Đó phải là một nhà nước dân chủ – dân là chủ và dân làm chủ. Đồng thời nhà nước đó phải được vận hành và quản lý bằng pháp luật kết hợp chặt chẽ với việc giáo dục đạo đức. Quan niệm về sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống văn hóa phương Đông và từ tấm gương trị nước của các vị vua chúa hiền minh trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, vượt lên tất cả những ông vua đức độ và kẻ sĩ hiền tài, trong quá trình trị vì đất nước, Hồ Chí Minh đã thực thi triệt để vấn đề “đức trị” với “pháp trị” trên cơ sở cách mạng, khoa học và nhân nghĩa, nói đi đôi với làm vì hạnh phúc của nhân dân.

Đọc tiếp »


Giá trị nhân văn cao quí trong sự nghiệp văn hoá Hồ Chí Minh

08/12/2009

GS. SONG THÀNH – Học viện chính trị Hành chính quốc gia

Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới công nhận là Nhà văn hóa kiệt xuất bằng cả một sự nghiệp văn hóa đồ sộ mà Nguời đã cống hiến cho dân tộc và nhân loại.

Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là Nhà văn hóa kiệt xuất vì Người đã khởi xướng phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, giải phóng các dân tộc thuộc địa, giành lại độc lập, tự do. Đó không chỉ là một sự nghiệp chính trị phi thường, mà còn là một sự nghiệp văn hóa cao cả.

“Đổi người nô lệ thành người tự do”, phát động lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của một dân tộc phần đông còn mù chữ và thất học vùng dậy đấu tranh giành độc lập, đó là một sự nghiệp gian nan và phi thường, đồng thời cũng là một sự nghiệp văn hóa vĩ đại. Bởi vì, giải phóng con người khỏi thân phận nô lệ, khỏi cái đói, cái rét, cái dốt, là một sự nghiệp văn hóa có ý nghĩa cao cả nhất, đầy đủ nhất, một ước mơ ngàn đời của nhân loại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nhà văn hóa kiệt xuất vì Người đã sớm thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.

Đọc tiếp »