Tại sao Hồ Chí Minh bị hiểu lầm?

GS.TS MẠCH QUANG THẮNG

Ngày 6-6-1938, với tên tiếng Nga là ậốớ (Lin), khi đang làm nghiên cứu sinh tại Viện Những vấn đề dân tộc và thuộc địa tại Mátxcơva, Hồ Chí Minh gửi thư cho một đồng chí của mình ở Quốc tế Cộng sản (QTCS):

“Hôm nay là ngày kỷ niệm lần thứ bảy việc tôi bị bắt giữ ở Hồng Công. Đó cũng là ngày mở đầu năm thứ tám tình trạng không hoạt động của tôi. Nhân dịp này, tôi viết thư gửi đồng chí để xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này.

Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó. Hoặc giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi làm một việc gì mà theo đồng chí là có ích. Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng”[1].

Con người ta khó mà tránh được sự hiểu lầm từ người thân, bạn bè, đồng chí, từ tổ chức. Hồ Chí Minh đã bị QTCS và một số học trò của mình hiểu lầm. Năm 1933, trong cuốn“Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản ở Đông Dương”, tác giả Hồng Thế Công (tức Hà Huy Tập) đã cho rằng Hồ Chí Minh “đã phạm một loạt sai lầm cơ hội chủ nghĩa…mà chúng ta không thể bỏ qua”[2]. Hà Huy Tập đem những quan điểm của Hồ Chí Minh trong các văn kiện thành lập ĐCS Việt Nam đầu năm 1930 ra để đối chiếu với những quan điểm của Đại hội VI QTCS. So sánh như vậy, thì hèn gì mà không hiểu lầm.

Hà Huy Tập cho rằng: “Hội nghị đã bỏ quên cách mạng phản đế…, đã nhận định một cách cơ hội chủ nghĩa cách mạng Việt Nam tách rời cách mạng thế giới nói chung và tách rời cách mạng Đông Dương nói riêng. Sở dĩ sai lầm như vậy là vì đồng chí Nguyễn Ái Quốc và các đại biểu Hội nghị hợp nhất còn mang nặng những tàn tích của chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa dân tộc sô vanh.” Đến nỗi mà ngày 31-3-1935, trong Thư của Ban Chỉ huy ở ngoài gửi QTCS, có “đề nghị đồng chí Lin viết một cuốn sách để tự phê bình những khuyết điểm đã qua”[3].

Tại sao QTCS và một số người trong Trung ương ĐCS Đông Dương hiểu lầm Hồ Chí Minh ? Tôi cho rằng, có mấy điểm sau đây:

Một là: Quan điểm không đúng của Đại hội VI QTCS năm 1928 và ảnh hưởng dai dẳng của nó tới cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

QTCS đã thúc đẩy phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên thế giới, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nhưng QTCS cũng không tránh khỏi những sai lầm sau khi V.I. Lênin mất. Đến Đại hội VI QTCS năm 1928, quan điểm về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã lệch sang một phía tả. Đại hội VI QTCS  nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, chủ quan về đánh giá lực lượng cách mạng ở các nước thuộc địa, đánh giá sai tương quan lực lượng các giai cấp. Đại hội VI QTCS còn xác định nhiệm vụ chống cả các thế lực tôn giáo, cho vào một rọ/gắn liền với các nhiệm vụ chống chủ nghĩa đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ. Thật quá tả, hết sức quá tả. Chống đế quốc, chống phong kiến, chống tư sản, chống tôn giáo, chống lực lượng xã hội dân chủ. Chống tất. Chỉ độc có có công nông là cách mạng mà thôi. Quá biệt phái. Điều này có căn nguyên của nó do quá trình bônsêvích hoá các ĐCS trên thế giới kéo dài để gột rửa những ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ hội, cải lương từ Quốc tế II. Đại hội VI lo lắng cho tình hình các ĐCS ở các nước thuộc địa phương Đông bị chịu ảnh hưởng nhiều từ các tàn tích của chế độ phong kiến, lo rằng các đảng đó có thể dễ thoả hiệp với giai cấp tư sản dân tộc.

Do tình hình trên, nên ngày 1-9-1928, trong Báo cáo được đọc mang tên Đề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, QTCS đã đưa ra quan điểm đánh giá về thái độ chính trị của các giai cấp không đúng. Chẳng hạn, đối với giai cấp tư sản dân tộc, QTCS cho rằng: 1. Giai cấp tư sản dân tộc một mặt có liên hệ với bọn đại địa chủ, mặt khác lại liên hệ với tư bản nước ngoài nên giai cấp tư sản dân tộc thuộc về phe phản cách mạng; 2. Giai cấp địa chủ, dù bất kỳ loại nào, nghĩa là từ đại địa chủ cho đến tiểu địa chủ, đều phải đánh đổ vì điều này phục tùng quan điểm xoá bỏ các quan hệ tiền tư bản; 3. Lực lượng trí thức và tiểu tư sản không phải là lực lượng liên minh với giai cấp vô sản vì họ là đại biểu kiên quyết nhất không những cho lợi ích riêng của giai cấp tiểu tư sản mà cả cho lợi ích của giai cấp tư sản, chỉ có một số ít thoát ly khỏi giai cấp họ, nhận thức được nhiệm vụ đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và trở thành những người bảo vệ tích cực lợi ích giai cấp vô sản.

Phải nói rằng, từ quan điểm gốc này của Đại hội VI QTCS, sau đó là hàng loạt chỉ đạo cụ thể, cách mạng ở Đông Dương đã chịu hậu quả không tốt. Văn kiện đầu tiên, ngay sau đó mà QTCS chỉ đạo cho cách mạng Việt Nam là Nghị quyết về Đông Dương ra tháng 12-1929. Chắc chắn rằng, những hiểu biết của QTCS về Đông Dương lúc đó không có được cơ sở thực tế chắc chắn. QTCS đã hướng cho việc thành lập ở Đông Dương một ĐCS duy nhất trên cơ sở tập hợp những phần tử tiên tiến nhất, cách mạng và tích cực nhất trong tất cả các nhóm cộng sản với một cương lĩnh hành động minh bạch phù hợp với đường lối chung của QTCS. Nghị quyết này là sự liền mạch và là sự triển khai một cách chặt chẽ, cụ thể nhất những quan điểm của Đại hội VI trước đó 1 năm. Như vậy, với quan điểm của Đại hội VI năm 1928 và quan điểm của Nghị quyết về Đông Dương cuối năm 1929, QTCS, trừ công-nông ra, đã gạt sạch tất cả các giai cấp, tầng lớp còn lại của một xã hội thuộc địa, phong kiến ra ngoài vòng các lực lượng cần tập hợp. Đã thế, trong Nghị quyết về Đông Dương, QTCS đưa ra một lời cảnh báo, chặn trước rằng: QTCS “Chỉ có thể thừa nhận là tổ chức của ĐCS Đông Dương…chỉ những tổ chức và nhóm hoàn toàn chấp nhận những quyết định của Ban Chấp hành QTCS”[4].

Hai là: hành động “lội ngược dòng” của Hồ Chí Minh

Ngay trong khoảng một năm rưỡi (từ giữa năm 1923 đến cuối năm 1924) khi hoạt động trong Ban Phương Đông của QTCS, Hồ Chí Minh có dịp học tập một thời gian ngắn ở Trường Đại học cộng sản Phương Đông và tham gia Đại hội V và một loạt hội nghị của các tổ chức QTCS. Chính từ trong môi trường hoạt động này, Hồ Chí Minh có cái nhìn toàn diện hơn, sâu hơn về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Lênin. Và, ngay từ những năm này, Người đã có một thiên hướng tiếp thu sáng tạo chủ nghĩa Mác.

Với phong cách và bản lĩnh đó, cộng thêm thời gian Hồ Chí Minh hoạt động ở Trung Quốc, chuẩn bị cả về tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của chính đảng cách mạng Mác – Lênin ở Việt Nam bằng cách tại Quảng Châu lập ra tổ chức Việt Nam Cách mệnh Thanh niên, đưa thanh niên yêu nước Việt Nam sang đào tạo, huấn luyện; cộng thêm thời gian ông hoạt động ở Xiêm, v.v. đã hình thành ở Hồ Chí Minh những đường hướng, quan điểm nhất quán về cách mạng Việt Nam mà khác với tinh thần của Đại hội VI QTCS năm 1928.

Giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa, dưới quan điểm của Đại hội VI QTCS thì đó là đối tượng cần phải đánh đổ, thì trong cương lĩnh đầu năm 1930, Hồ Chí Minh lại “cãi” rằng: “Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được. Còn về nông nghệ một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều. Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì, ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được”[5]; “Đảng tập hợp và lôi kéo phú nông, tư sản và tư sản bậc trung”[6].

Toàn bộ giai cấp địa chủ ở các nước thuộc địa, theo Đại hội VI QTCS là giai cấp phải đánh đổ, thì trong cương lĩnh, Hồ Chí Minh lại khẳng định: “Chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa”[7]; “Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ trung lập”[8].

Đối với tiểu tư sản, trí thức ở các nước thuộc địa, trong khi Đại hội VI QTCS ngăn rằng, không được liên minh với họ, chỉ một số ít trong họ thoát khỏi sự ảnh hưởng từ giai cấp của họ mà đứng về phía cách mạng mà thôi, thì trong cương lĩnh, Hồ Chí Minh lại khẳng định: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức…để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp”[9].

Đã thế, cách thành lập Đảng của Hồ Chí Minh không theo đúng tinh thần chỉ đạo của QTCS, khi QTCS chủ trương thành lập ĐCS Đông Dương thì Hồ Chí Minh lại thành lập ĐCS Việt Nam. Hồ Chí Minh giữ quan điểm này một cách kiên trì trên tinh thần thực hiện quyền dân tộc tự quyết mà V.I. Lênin đã nêu ra.

Hiểu lầm dai dẳng đến nỗi tại Đại hội I của ĐCS Đông Dương (3-1935), Hồ Chí Minh chỉ được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, tuy rằng, đã từ lâu, trên thực tế Hồ Chí Minh đã là lãnh tụ của Đảng, là cán bộ của QTCS. Cũng có thể với tư cách như vậy cho nên Đại hội I của ĐCS Đông Dương cử Hồ Chí Minh làm Đại diện của Đảng trong QTCS và làm đại biểu chính thức dự Đại hội VII QTCS (lúc này Hồ Chí Minh đang ở Liên Xô).

Nghi ngờ và hiểu lầm dai dẳng đến nỗi Đại hội VII của QTCS diễn ra vào tháng 7-1935 ở Mátxcơva, khi Hồ Chí Minh đang ở đó mà QTCS không được cử Người làm đại biểu chính thức dự Đại hội, mà chỉ được mời dự thính mà thôi. Xét cho cùng, Đại hội VII, với Báo cáo của G. Đimitơrốp “Sự tiến công của chủ nghĩa phátxít và nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản trong cuộc đấu tranh vì sự thống nhất giai cấp công nhân, chống chủ nghĩa phátxít” cùng các báo cáo khác của P. Tôliátti, Đ. Manuinxki…đã thực chất phê phán đường lối, quan điểm tả khuynh của đại hội VI QTCS năm 1928, phần nào “trở về” với những quan điểm rất đúng đắn của Hồ Chí Minh trong việc tập hợp lực lượng cách mạng. QTCS ở Đại hội VI là một bước lùi. Còn QTCS ở Đại hội VII là một bước tiến khổng lồ về nhận thức lý luận và thực tiễn. Với lôgíc của đường lối này, về bản chất, là sự gặp gỡ với những quan điểm của Hồ Chí Minh, tuy rằng quan điểm của Hồ Chí Minh là về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, còn quan điểm của G. Đimitơrốp là ở trên mặt trận chống chủ nghĩa phátxít, đòi tự do, dân chủ, hoà bình. Những hiểu lầm về Hồ Chí Minh, theo đó, lẽ ra sẽ được giải tỏa. Nhưng không. Trong con mắt QTCS và đồng chí của mình, Hồ Chí Minh vẫn là một nhà dân tộc chủ nghĩa, quốc gia cải lương.

Bởi trước đó, lại thêm một sự kiện “bất lợi” nữa cho Hồ Chí Minh. Người bị bắt ở Hồng Công năm 1931 và mãi hơn 1 năm sau mới được thả ra. May mắn thay và cũng thật là oái oăm thay, ông được thả ra chủ yếu và đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ vô cùng có hiệu quả của vợ chồng luật sư Lôdơby (không cộng sản, người Anh) đồng thời có sự giúp đỡ của Cứu tế đỏ và sự giúp đỡ phần nào của V. Cutuyriê, Uỷ viên Trung ương ĐCS Pháp. Vốn đang bị hiểu lầm mà lại trắng án, ra tù của đế quốc, lại do những người không cộng sản cứu thoát, thì việc trở về đại bản doanh Mátxcơva, Hồ Chí Minh khó mà lấy lại ngay niềm tin của QTCS. Chính vì vậy, trong một bức thư của bà V. Vaixiliêva và Miphơ, là cán bộ Phòng Đông Dương thuộc Ban Phương Đông QTCS, gửi cho Ban ngày 29-6-1935, có viết rằng: “Về việc liên quan đến Nguyễn Ái Quốc, chúng tôi cho rằng, ít nhất trong hai năm tới đây, đồng chí ấy cần phải học tập một cách nghiêm túc và không thể làm một việc gì khác. Sau khi đã học ở chỗ chúng tôi, sẽ có kế hoạch đặc biệt để sử dụng đồng chí ấy. Vì thế các đồng chí cần xác định rõ mối quan hệ với Nguyễn Ái Quốc”[10]. Họ nghi ngờ rằng: “Qua lời kể của Nguyễn Ái Quốc thì khó xác định được tại sao đồng chí ấy lại dễ dàng ra khỏi nhà tù và thoát khỏi tay cảnh sát Pháp…Đồng chí ấy nói rằng, chuyến đi này được tiến hành nhờ sự giúp đỡ của V. Cutuyriê trong thời gian ở Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng, tất cả những việc này cần được kiểm tra một cách thận trọng”[11].

Quốc tế Cộng sản cử Hồ Chí Minh học ở Trường Quốc tế Lênin. Sau khi tốt nghiệp, Hồ Chí Minh muốn trở về Việt Nam, nhưng vì nhiều lý do, Người chưa được chấp thuận. Hồ Chí Minh được cử vào làm cán bộ nghiên cứu của Viện Những vấn đề dân tộc và thuộc địa của QTCS. Từ biên chế của Viện này, đầu năm 1937, Hồ Chí Minh được cử làm nghiên cứu sinh của Viện. Cũng may cho Hồ Chí Minh, sau bức thư ngày 6-6-1938 gửi cho một đồng chí ở QTCS, và chắc chắn sau một số cuộc gặp với cấp trên, Người được chấp thuận cho xoá tên khỏi danh sách nghiên cứu sinh và trở lại Trung Quốc năm 1939 lúc tình hình trên thế giới đang có có sự biến chuyển dữ dội do Chiến tranh thế giới sắp nổ ra và tình hình cách mạng Việt Nam đang có sự chuyển hướng chiến lược quan trọng theo hướng đi theo tư tưởng của Hồ Chí Minh về những vấn đề của cách mạng Việt Nam. Hội nghị Trung ương Đảng trong 3 ngày 6, 7, 8 tháng 11-1939 tại Bà Điểm (Gia Định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì, đã trở lại với những quan điểm đúng đắn của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Hội nghị đã xác định: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng dân tộc”. Tất cả giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đó là chiến lược được thay thế cho cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng; tất cả mọi nhiệm vụ, kể cả cách mạng ruộng đất đều phải phục tùng nhiệm vụ dân tộc; thành lập chính phủ cộng hoà dân chủ, không chỉ riêng cho công nông. Muốn vậy, phải thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế rộng rãi bao gồm công nông, tiểu tư sản, các tầng lớp tư sản bản xứ, trung tiểu địa chủ, các dân tộc ít người, các tôn giáo, v.v. Rồi sau đó, đến Hội nghị tháng 5-1941 tại Pác Bó (Cao Bằng) do Hồ Chí Minh chủ trì, mà trước đó quan điểm của Trung ương Đảng cùng Quyền Tổng Bí thư Trường-Chinh đã thống nhất với tư tưởng của Hồ Chí Minh. Đó là sự gặp gỡ tuyệt đẹp, chấm dứt hoàn toàn sự hiểu lầm của Trung ương ĐCS Đông Dương đối với Hồ Chí Minh.

Sự hiểu lầm về Hồ Chí Minh cũng có thể còn do sự không mặn mà của một số người trong ĐCS Pháp đối với Hồ Chí Minh khi Người đang hoạt động ở Liên Xô. Lúc này, Hồ Chí Minh đã phê bình một cách quyết liệt, gay gắt tính không triệt để và không kiên quyết của ĐCS Pháp đối với vấn đề thuộc địa. Khi trở thành đảng viên của ĐCS Pháp và khi còn ở Pháp đến mùa hè năm 1923, Hồ Chí Minh đã kiến nghị, góp ý cho Trung ương ĐCS Pháp ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa do Pháp chiếm đóng, đặc biệt là đối với Đông Dương. Nhưng, sang đến Liên Xô, vẫn với tư cách là một đảng viên của ĐCS Pháp, hoạt động trong bộ máy của QTCS, Hồ Chí Minh tiếp tục luồng sinh khí ấy, nghĩa là có những góp ý, thậm chí phê bình gay gắt ĐCS Pháp trong vấn đề thuộc địa. Hồ Chí Minh đã phê bình với những từ ngữ, lời lẽ mà nghe ra rất đanh: những nghị quyết của ĐCS Pháp về vấn đề dân tộc và thuộc địa “chỉ được dùng để tô điểm mặt giấy”[12]. Theo sáng kiến của Hồ Chí Minh, từ năm 1921, báo L’ Humanité (Nhân đạo) của ĐCS Pháp đã mở một chuyên mục Diễn đàn của các thuộc địa. Nhưng, chẳng bao lâu sau, chuyên mục này đã bị bỏ. Hồ Chí Minh nói rõ quan điểm của mình: “Thật là không thích đáng nếu cứ lắp đi lắp lại mãi một điều mà không làm gì cả. Và những người bị áp bức khốn khổ thấy chúng ta chỉ luôn luôn hứa hẹn nhưng cũng luôn luôn không hành động gì thì bắt đầu tự hỏi rằng không biết thực ra chúng ta là những người đứng đắn hay là những kẻ lừa phỉnh”[13]. Tháng 7-1923, từ Mátxcơva, Hồ Chí Minh viết thư cho Trung ương ĐCS Pháp đề nghị mở lại chuyên mục viết về thuộc địa trong báo L’Humanité và trong tất cả các báo chí của ĐCS Pháp, đề cập vấn đề thuộc địa “trong hết thảy các đại hội, mít tinh hoặc hội nghị của Đảng”[14], “cử các nghị sĩ đi thăm các thuộc địa”[15], v.v. Những đề nghị trên đây của Hồ Chí Minh sau khi ông rời khỏi địa bàn Pháp không được ĐCS Pháp chấp nhận. Rõ ràng là, với khẩu khí này thì có thể những người được góp ý khó mà tiếp thu, và khó mà có thiện cảm.

Ngay như tại Đại hội V của QTCS năm 1924 mà Hồ Chí Minh tham dự và có lời phát biểu, cũng thể hiện được khí khái thẳng như ruột ngựa của mình lúc đó. Trong Phiên họp ngày 23-6-1924, Hồ Chí Minh nói: “Tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, sẽ gợi ra những vấn đề và nếu cần tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa…Các thuộc địa trở thành nền tảng của các lực lượng phản cách mạng. Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng, các đồng chí lại khinh thường thuộc địa…Tại sao các đồng chí lại xem thường thuộc địa trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống lại các đồng chí?…Bàn về khả năng và các biện pháp thực hiện cách mạng…các đồng chí Anh và Pháp cũng như các đồng chí ở các đảng khác hoàn toàn bỏ qua luận điểm cực kỳ quan trọng có tính chiến lược này. Chính vì thế, tôi hết sức kêu gọi các đồng chí: Hãy chú ý”[16]. Tại một diễn đàn tại Phiên họp lần thứ 22 Đại hội đó, ngày 1-7-1924, với tư cách là một đảng viên của ĐCS Pháp, và nhân danh một người ở dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh phát biểu để “bổ sung những ý kiến phê bình của đồng chí Manuinxki về chính sách của chúng ta trong vấn đề thuộc địa”. Hồ Chí Minh phê bình cả ĐCS Pháp và ĐCS Anh và ĐCS một số nước chưa quan tâm đến cách mạng ở các thuộc địa: “Sẽ không phải là quá đáng nếu nói rằng chừng nào Đảng Pháp và Đảng Anh chúng ta chưa thi hành một chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa, thậm chí chưa đề cập đến quần chúng các thuộc địa, thì toàn bộ chương trình rộng lớn của hai đảng đó vẫn không có hiệu quả gì. Chương trình ấy sẽ không có hiệu quả gì vì nó trái với chủ nghĩa Lênin”[17]. Hồ Chí Minh phát biểu tiếp: “Còn các ĐCS của chúng ta như ĐCS Anh, Hà Lan, Bỉ và các ĐCS các nước khác mà giai cấp tư sản ở đấy chiếm giữ thuộc địa, thì đã làm những gì? Các đảng này, từ khi chấp nhận bản Luận cương của Lênin, đã làm được những gì để giáo dục cho giai cấp công nhân nước mình tinh thần quốc tế chủ nghĩa chân chính, tinh thần gần gũi với quần chúng lao động các nước thuộc địa? Tất cả những việc mà các đảng của chúng ta đã làm về mặt này, thật hầu như chưa có gì cả. Còn về tôi, là một người sinh trưởng ở một nước hiện nay là thuộc địa của Pháp và là một đảng viên ĐCS Pháp, tôi lấy làm tiếc phải nói rằng ĐCS Pháp chúng tôi làm rất ít cho các nước thuộc địa”[18]. Hồ Chí Minh phát biểu một cách gay gắt, với khẩu khí thật mạnh và đưa ra những đề nghị rất cụ thể: “Vậy phải hành động thực tiễn như thế nào? Đề ra những luận cương dài dằng dặc và thông qua những nghị quyết rất kêu để sau Đại hội đưa vào viện bảo tàng như từ trước vẫn làm thì chưa đủ. Chúng ta cần có biện pháp cụ thể. Tôi đề nghị mấy điểm dưới đây:

1. Mở trên báo L’Humanité một mục để đăng đều đặn hằng tuần ít nhất hai cột các bài về vấn đề thuộc địa.

2. Tăng cường tuyên truyền và tuyển lựa đảng viên của Đảng trong những người bản xứ ở những nước thuộc địa đã có phân bộ cộng sản.

3. Gửi những người bản xứ vào Trường đại học cộng sản của những người lao động phương Đông ở Matxcơva.

4. Thoả thuận với Tổng Liên đoàn lao động thống nhất để tổ chức những người lao động của các thuộc địa làm việc ở Pháp.

5. Đặt nhiệm vụ cho các đảng viên của Đảng phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề thuộc địa”[19].

Trong một bức thư đề ngày 11-4-1924 gửi Ban Chấp hành QTCS, Hồ Chí Minh nêu nhận xét của mình: “Những thuộc địa của Pháp nói chung và xứ Đông Dương nói riêng, rất ít được biết tới trong giới vô sản…QTCS và ĐCS Pháp đều hiểu biết rất ít về những gì xảy ra tại thuộc địa đó”[20].

Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm của giai cấp vô sản ở “chính quốc”, đặc biệt trong đó là giai cấp công nhân Pháp, phải kết hợp chặt chẽ với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở thuộc địa, sự kết hợp đó tạo thành một mặt trận thống nhất của giai cấp vô sản toàn thế giới; công nhân Pháp phải kết tình anh em với binh lính bản xứ, “phải làm cho binh lính bản xứ hiểu rằng cả công nhân ở chính quốc lẫn binh lính ở thuộc địa, đều cùng bị chung một bọn chủ áp bức và bóc lột, do đó họ đều là anh em cùng giai cấp và khi tới lúc phải chiến đấu thì cả hai bên đều phải cùng đánh bọn chủ chung của mình, chứ anh em không nên đánh lẫn nhau”[21]. Như vậy, Hồ Chí Minh đi tới tận cùng của tư duy về chủ nghĩa thực dân và những biện pháp cách mạng trong thực tế. Hồ Chí Minh cho rằng, giai cấp vô sản chính quốc và đảng tiên phong của nó “không phải chỉ tỏ tình đoàn kết với những anh em cùng giai cấp ở đấy bằng lời nói, mà còn phải giác ngộ họ, giáo dục họ về ý thức tổ chức và về phương pháp tổ chức”[22]. Trên cơ sở đó, năm 1925, Người đề nghị QTCS: a) Làm cho đội tiên phong của giai cấp vô sản ở các thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thực sự sau này. Chỉ có sự hợp tác đó mới có thể bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng; b) Làm cho các dân tộc thuộc địa – từ trước đến nay rời rạc với nhau – hiểu biết nhau và đoàn kết với nhau, do đó đặt cơ sở cho một khối liên hợp tương lai giữa các nước phương Đông, khối liên hiệp đó là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản; c) Giai cấp vô sản các nước tư bản có thuộc địa cần nêu một tấm gương về những điều họ có thể và phải làm cho những anh em của họ đang bị áp bức[23].

Cái đúng không phải bao giờ dễ chấp nhận. Hồ Chí Minh đã trải qua những năm tháng không mấy êm đẹp, không mấy suôn sẻ trong lòng đại gia đình QTCS và trong quan hệ với Trung ương ĐCS Đông Dương những năm đầu khi Đảng mới thành lập. Hồ Chí Minh chấp nhận, đương đầu, lúc nhu, giữ mình để hoạt động và chờ có dịp, khởi phát và thực thi có hiệu quả những quan điểm của mình. Thời cuộc, thời thế sản sinh ra bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh vững tâm và tỏ rõ bản lĩnh ấy nhất là trong những lúc khó khăn nhất của cuộc đời mình và trong những lúc vận mệnh của dân tộc rất hiểm nghèo như “trứng treo đầu đẳng”. Bản lĩnh đó của Hồ Chí Minh thể hiện ở không ít thời kỳ. Và cũng lạ thay, chính trải qua những sóng gió của quá trình bị hiểu lầm đó, Hồ Chí Minh đã thay đổi được khẩu khí và tính cách có lúc “cứng” của mình để không những vẫn giữ được quan điểm, nguyên tắc, nhưng đã “mềm” hơn rất nhiều trong các mối quan hệ ứng xử. Có lẽ sau những năm tháng ở vào “tình cảnh đau buồn”, không được QTCS giao nhiệm vụ gì, cảm thấy đứng ở bên lề, bên ngoài của Đảng, Hồ Chí Minh đã tỉnh ngộ ra cái điều nói chung ở QTCS ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, không phải cứ cứng mà được, không phải cứ nói thẳng, nói to là xong, không phải cứ thẳng thắn là mọi việc đều chạy.

Đúng là không có gì bằng thầy dạy của cuộc sống. Những bài học từ thực tế sôi động trong lòng phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc đã được Hồ Chí Minh tự rút ra và từ đó tự điều chỉnh hành vi, thái độ ứng xử. Những năm không vui 1934-1938 đã rèn cho Hồ Chí Minh nhiều điều, rèn dũa thêm cho ông tính kiên trì, mềm mỏng hơn trong các mối quan hệ nội bộ, trầm lắng và khôn khéo hơn. Qua từng thời kỳ, từng giai đoạn sóng gió của thời cuộc và của cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã học, đã thấm và đã chuốt được thêm chữ “Nhẫn”. Điều này không dễ và không phải ai cũng làm được.


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tp, T. 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 90.

[2] Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kin Đảng toàn tp, T. 4 (1932-1934), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 399 – 425. Những đoạn trích trong ngoặc kép trên đây là có xuất xứ từ tài liệu này.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kin Đảng Toàn tp, T. 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 203 – 204.

[4] Như trên, tr. 406.

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tp, T.3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tr. 1.

[6] Như trên, tr. 4.

[7] Như trên.

[8] Như trên, tr. 3.

[9] Như trên.

[10] Theo Hồ sơ 495-154-585 “Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” (Quan hệ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản với Đảng Cộng sản Đông Dương, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1935).

[11] H Chí Minh-Biên niên tiu s, T. 2, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 2006, xuất bản tần thứ hai, tr. 59.

[12] Hồ Chí Minh: Toàn tp, T.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tr. 194.

[13] Như trên, tr. 195.

[14] Như trên, tr. 197.

[15] Như trên.

[16] Như trên, tr. 273-275.

[17] Như trên, tr. 277.

[18] Hồ Chí Minh: Toàn tp, T. 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 278.

[19] Hồ Chí Minh: Toàn tp, T. 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 281.

[20] Hồ Chí Minh: Biên niên tiu s, T. 1, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992, tr. 214-215.

[21] Như trên, tr. 202.

[22] Hồ Chí Minh: Toàn tp, T. 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 114.

[23] Xem Hồ Chí Minh: Toàn tp, T. 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 302.



TẠI SAO HỒ CHÍ MINH BỊ HIỂU LẦM?

MẠCH QUANG THẮNG

Ngày 6-6-1938, với tên tiếng Nga là ậốớ (Lin), khi đang làm nghiên cứu sinh tại Viện Những vấn đề dân tộc và thuộc địa tại Mátxcơva, Hồ Chí Minh gửi thư cho một đồng chí của mình ở Quốc tế Cộng sản (QTCS):

“Hôm nay là ngày kỷ niệm lần thứ bảy việc tôi bị bắt giữ ở Hồng Công. Đó cũng là ngày mở đầu năm thứ tám tình trạng không hoạt động của tôi. Nhân dịp này, tôi viết thư gửi đồng chí để xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này.

Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó. Hoặc giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi làm một việc gì mà theo đồng chí là có ích. Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng”[1].

Con người ta khó mà tránh được sự hiểu lầm từ người thân, bạn bè, đồng chí, từ tổ chức. Hồ Chí Minh đã bị QTCS và một số học trò của mình hiểu lầm. Năm 1933, trong cuốn“Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản ở Đông Dương”, tác giả Hồng Thế Công (tức Hà Huy Tập) đã cho rằng Hồ Chí Minh “đã phạm một loạt sai lầm cơ hội chủ nghĩa…mà chúng ta không thể bỏ qua”[2]. Hà Huy Tập đem những quan điểm của Hồ Chí Minh trong các văn kiện thành lập ĐCS Việt Nam đầu năm 1930 ra để đối chiếu với những quan điểm của Đại hội VI QTCS. So sánh như vậy, thì hèn gì mà không hiểu lầm.

Hà Huy Tập cho rằng: “Hội nghị đã bỏ quên cách mạng phản đế…, đã nhận định một cách cơ hội chủ nghĩa cách mạng Việt Nam tách rời cách mạng thế giới nói chung và tách rời cách mạng Đông Dương nói riêng. Sở dĩ sai lầm như vậy là vì đồng chí Nguyễn Ái Quốc và các đại biểu Hội nghị hợp nhất còn mang nặng những tàn tích của chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa dân tộc sô vanh.” Đến nỗi mà ngày 31-3-1935, trong Thư của Ban Chỉ huy ở ngoài gửi QTCS, có “đề nghị đồng chí Lin viết một cuốn sách để tự phê bình những khuyết điểm đã qua”[3].

Tại sao QTCS và một số người trong Trung ương ĐCS Đông Dương hiểu lầm Hồ Chí Minh ? Tôi cho rằng, có mấy điểm sau đây:

Một là: Quan điểm không đúng của Đại hội VI QTCS năm 1928 và ảnh hưởng dai dẳng của nó tới cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

QTCS đã thúc đẩy phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên thế giới, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nhưng QTCS cũng không tránh khỏi những sai lầm sau khi V.I. Lênin mất. Đến Đại hội VI QTCS năm 1928, quan điểm về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã lệch sang một phía tả. Đại hội VI QTCS  nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, chủ quan về đánh giá lực lượng cách mạng ở các nước thuộc địa, đánh giá sai tương quan lực lượng các giai cấp. Đại hội VI QTCS còn xác định nhiệm vụ chống cả các thế lực tôn giáo, cho vào một rọ/gắn liền với các nhiệm vụ chống chủ nghĩa đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ. Thật quá tả, hết sức quá tả. Chống đế quốc, chống phong kiến, chống tư sản, chống tôn giáo, chống lực lượng xã hội dân chủ. Chống tất. Chỉ độc có có công nông là cách mạng mà thôi. Quá biệt phái. Điều này có căn nguyên của nó do quá trình bônsêvích hoá các ĐCS trên thế giới kéo dài để gột rửa những ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ hội, cải lương từ Quốc tế II. Đại hội VI lo lắng cho tình hình các ĐCS ở các nước thuộc địa phương Đông bị chịu ảnh hưởng nhiều từ các tàn tích của chế độ phong kiến, lo rằng các đảng đó có thể dễ thoả hiệp với giai cấp tư sản dân tộc.

Do tình hình trên, nên ngày 1-9-1928, trong Báo cáo được đọc mang tên Đề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, QTCS đã đưa ra quan điểm đánh giá về thái độ chính trị của các giai cấp không đúng. Chẳng hạn, đối với giai cấp tư sản dân tộc, QTCS cho rằng: 1. Giai cấp tư sản dân tộc một mặt có liên hệ với bọn đại địa chủ, mặt khác lại liên hệ với tư bản nước ngoài nên giai cấp tư sản dân tộc thuộc về phe phản cách mạng; 2. Giai cấp địa chủ, dù bất kỳ loại nào, nghĩa là từ đại địa chủ cho đến tiểu địa chủ, đều phải đánh đổ vì điều này phục tùng quan điểm xoá bỏ các quan hệ tiền tư bản; 3. Lực lượng trí thức và tiểu tư sản không phải là lực lượng liên minh với giai cấp vô sản vì họ là đại biểu kiên quyết nhất không những cho lợi ích riêng của giai cấp tiểu tư sản mà cả cho lợi ích của giai cấp tư sản, chỉ có một số ít thoát ly khỏi giai cấp họ, nhận thức được nhiệm vụ đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và trở thành những người bảo vệ tích cực lợi ích giai cấp vô sản.

Phải nói rằng, từ quan điểm gốc này của Đại hội VI QTCS, sau đó là hàng loạt chỉ đạo cụ thể, cách mạng ở Đông Dương đã chịu hậu quả không tốt. Văn kiện đầu tiên, ngay sau đó mà QTCS chỉ đạo cho cách mạng Việt Nam là Nghị quyết về Đông Dương ra tháng 12-1929. Chắc chắn rằng, những hiểu biết của QTCS về Đông Dương lúc đó không có được cơ sở thực tế chắc chắn. QTCS đã hướng cho việc thành lập ở Đông Dương một ĐCS duy nhất trên cơ sở tập hợp những phần tử tiên tiến nhất, cách mạng và tích cực nhất trong tất cả các nhóm cộng sản với một cương lĩnh hành động minh bạch phù hợp với đường lối chung của QTCS. Nghị quyết này là sự liền mạch và là sự triển khai một cách chặt chẽ, cụ thể nhất những quan điểm của Đại hội VI trước đó 1 năm. Như vậy, với quan điểm của Đại hội VI năm 1928 và quan điểm của Nghị quyết về Đông Dương cuối năm 1929, QTCS, trừ công-nông ra, đã gạt sạch tất cả các giai cấp, tầng lớp còn lại của một xã hội thuộc địa, phong kiến ra ngoài vòng các lực lượng cần tập hợp. Đã thế, trong Nghị quyết về Đông Dương, QTCS đưa ra một lời cảnh báo, chặn trước rằng: QTCS “Chỉ có thể thừa nhận là tổ chức của ĐCS Đông Dương…chỉ những tổ chức và nhóm hoàn toàn chấp nhận những quyết định của Ban Chấp hành QTCS”[4].

Hai là: hành động “lội ngược dòng” của Hồ Chí Minh

Ngay trong khoảng một năm rưỡi (từ giữa năm 1923 đến cuối năm 1924) khi hoạt động trong Ban Phương Đông của QTCS, Hồ Chí Minh có dịp học tập một thời gian ngắn ở Trường Đại học cộng sản Phương Đông và tham gia Đại hội V và một loạt hội nghị của các tổ chức QTCS. Chính từ trong môi trường hoạt động này, Hồ Chí Minh có cái nhìn toàn diện hơn, sâu hơn về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Lênin. Và, ngay từ những năm này, Người đã có một thiên hướng tiếp thu sáng tạo chủ nghĩa Mác.

Với phong cách và bản lĩnh đó, cộng thêm thời gian Hồ Chí Minh hoạt động ở Trung Quốc, chuẩn bị cả về tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của chính đảng cách mạng Mác – Lênin ở Việt Nam bằng cách tại Quảng Châu lập ra tổ chức Việt Nam Cách mệnh Thanh niên, đưa thanh niên yêu nước Việt Nam sang đào tạo, huấn luyện; cộng thêm thời gian ông hoạt động ở Xiêm, v.v. đã hình thành ở Hồ Chí Minh những đường hướng, quan điểm nhất quán về cách mạng Việt Nam mà khác với tinh thần của Đại hội VI QTCS năm 1928.

Giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa, dưới quan điểm của Đại hội VI QTCS thì đó là đối tượng cần phải đánh đổ, thì trong cương lĩnh đầu năm 1930, Hồ Chí Minh lại “cãi” rằng: “Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được. Còn về nông nghệ một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều. Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì, ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được”[5]; “Đảng tập hợp và lôi kéo phú nông, tư sản và tư sản bậc trung”[6].

Toàn bộ giai cấp địa chủ ở các nước thuộc địa, theo Đại hội VI QTCS là giai cấp phải đánh đổ, thì trong cương lĩnh, Hồ Chí Minh lại khẳng định: “Chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa”[7]; “Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ trung lập”[8].

Đối với tiểu tư sản, trí thức ở các nước thuộc địa, trong khi Đại hội VI QTCS ngăn rằng, không được liên minh với họ, chỉ một số ít trong họ thoát khỏi sự ảnh hưởng từ giai cấp của họ mà đứng về phía cách mạng mà thôi, thì trong cương lĩnh, Hồ Chí Minh lại khẳng định: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức…để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp”[9].

Đã thế, cách thành lập Đảng của Hồ Chí Minh không theo đúng tinh thần chỉ đạo của QTCS, khi QTCS chủ trương thành lập ĐCS Đông Dương thì Hồ Chí Minh lại thành lập ĐCS Việt Nam. Hồ Chí Minh giữ quan điểm này một cách kiên trì trên tinh thần thực hiện quyền dân tộc tự quyết mà V.I. Lênin đã nêu ra.

Hiểu lầm dai dẳng đến nỗi tại Đại hội I của ĐCS Đông Dương (3-1935), Hồ Chí Minh chỉ được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, tuy rằng, đã từ lâu, trên thực tế Hồ Chí Minh đã là lãnh tụ của Đảng, là cán bộ của QTCS. Cũng có thể với tư cách như vậy cho nên Đại hội I của ĐCS Đông Dương cử Hồ Chí Minh làm Đại diện của Đảng trong QTCS và làm đại biểu chính thức dự Đại hội VII QTCS (lúc này Hồ Chí Minh đang ở Liên Xô).

Nghi ngờ và hiểu lầm dai dẳng đến nỗi Đại hội VII của QTCS diễn ra vào tháng 7-1935 ở Mátxcơva, khi Hồ Chí Minh đang ở đó mà QTCS không được cử Người làm đại biểu chính thức dự Đại hội, mà chỉ được mời dự thính mà thôi. Xét cho cùng, Đại hội VII, với Báo cáo của G. Đimitơrốp “Sự tiến công của chủ nghĩa phátxít và nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản trong cuộc đấu tranh vì sự thống nhất giai cấp công nhân, chống chủ nghĩa phátxít” cùng các báo cáo khác của P. Tôliátti, Đ. Manuinxki…đã thực chất phê phán đường lối, quan điểm tả khuynh của đại hội VI QTCS năm 1928, phần nào “trở về” với những quan điểm rất đúng đắn của Hồ Chí Minh trong việc tập hợp lực lượng cách mạng. QTCS ở Đại hội VI là một bước lùi. Còn QTCS ở Đại hội VII là một bước tiến khổng lồ về nhận thức lý luận và thực tiễn. Với lôgíc của đường lối này, về bản chất, là sự gặp gỡ với những quan điểm của Hồ Chí Minh, tuy rằng quan điểm của Hồ Chí Minh là về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, còn quan điểm của G. Đimitơrốp là ở trên mặt trận chống chủ nghĩa phátxít, đòi tự do, dân chủ, hoà bình. Những hiểu lầm về Hồ Chí Minh, theo đó, lẽ ra sẽ được giải tỏa. Nhưng không. Trong con mắt QTCS và đồng chí của mình, Hồ Chí Minh vẫn là một nhà dân tộc chủ nghĩa, quốc gia cải lương.

Bởi trước đó, lại thêm một sự kiện “bất lợi” nữa cho Hồ Chí Minh. Người bị bắt ở Hồng Công năm 1931 và mãi hơn 1 năm sau mới được thả ra. May mắn thay và cũng thật là oái oăm thay, ông được thả ra chủ yếu và đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ vô cùng có hiệu quả của vợ chồng luật sư Lôdơby (không cộng sản, người Anh) đồng thời có sự giúp đỡ của Cứu tế đỏ và sự giúp đỡ phần nào của V. Cutuyriê, Uỷ viên Trung ương ĐCS Pháp. Vốn đang bị hiểu lầm mà lại trắng án, ra tù của đế quốc, lại do những người không cộng sản cứu thoát, thì việc trở về đại bản doanh Mátxcơva, Hồ Chí Minh khó mà lấy lại ngay niềm tin của QTCS. Chính vì vậy, trong một bức thư của bà V. Vaixiliêva và Miphơ, là cán bộ Phòng Đông Dương thuộc Ban Phương Đông QTCS, gửi cho Ban ngày 29-6-1935, có viết rằng: “Về việc liên quan đến Nguyễn Ái Quốc, chúng tôi cho rằng, ít nhất trong hai năm tới đây, đồng chí ấy cần phải học tập một cách nghiêm túc và không thể làm một việc gì khác. Sau khi đã học ở chỗ chúng tôi, sẽ có kế hoạch đặc biệt để sử dụng đồng chí ấy. Vì thế các đồng chí cần xác định rõ mối quan hệ với Nguyễn Ái Quốc”[10]. Họ nghi ngờ rằng: “Qua lời kể của Nguyễn Ái Quốc thì khó xác định được tại sao đồng chí ấy lại dễ dàng ra khỏi nhà tù và thoát khỏi tay cảnh sát Pháp…Đồng chí ấy nói rằng, chuyến đi này được tiến hành nhờ sự giúp đỡ của V. Cutuyriê trong thời gian ở Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng, tất cả những việc này cần được kiểm tra một cách thận trọng”[11].

Quốc tế Cộng sản cử Hồ Chí Minh học ở Trường Quốc tế Lênin. Sau khi tốt nghiệp, Hồ Chí Minh muốn trở về Việt Nam, nhưng vì nhiều lý do, Người chưa được chấp thuận. Hồ Chí Minh được cử vào làm cán bộ nghiên cứu của Viện Những vấn đề dân tộc và thuộc địa của QTCS. Từ biên chế của Viện này, đầu năm 1937, Hồ Chí Minh được cử làm nghiên cứu sinh của Viện. Cũng may cho Hồ Chí Minh, sau bức thư ngày 6-6-1938 gửi cho một đồng chí ở QTCS, và chắc chắn sau một số cuộc gặp với cấp trên, Người được chấp thuận cho xoá tên khỏi danh sách nghiên cứu sinh và trở lại Trung Quốc năm 1939 lúc tình hình trên thế giới đang có có sự biến chuyển dữ dội do Chiến tranh thế giới sắp nổ ra và tình hình cách mạng Việt Nam đang có sự chuyển hướng chiến lược quan trọng theo hướng đi theo tư tưởng của Hồ Chí Minh về những vấn đề của cách mạng Việt Nam. Hội nghị Trung ương Đảng trong 3 ngày 6, 7, 8 tháng 11-1939 tại Bà Điểm (Gia Định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì, đã trở lại với những quan điểm đúng đắn của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Hội nghị đã xác định: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng dân tộc”. Tất cả giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đó là chiến lược được thay thế cho cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng; tất cả mọi nhiệm vụ, kể cả cách mạng ruộng đất đều phải phục tùng nhiệm vụ dân tộc; thành lập chính phủ cộng hoà dân chủ, không chỉ riêng cho công nông. Muốn vậy, phải thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế rộng rãi bao gồm công nông, tiểu tư sản, các tầng lớp tư sản bản xứ, trung tiểu địa chủ, các dân tộc ít người, các tôn giáo, v.v. Rồi sau đó, đến Hội nghị tháng 5-1941 tại Pác Bó (Cao Bằng) do Hồ Chí Minh chủ trì, mà trước đó quan điểm của Trung ương Đảng cùng Quyền Tổng Bí thư Trường-Chinh đã thống nhất với tư tưởng của Hồ Chí Minh. Đó là sự gặp gỡ tuyệt đẹp, chấm dứt hoàn toàn sự hiểu lầm của Trung ương ĐCS Đông Dương đối với Hồ Chí Minh.

Sự hiểu lầm về Hồ Chí Minh cũng có thể còn do sự không mặn mà của một số người trong ĐCS Pháp đối với Hồ Chí Minh khi Người đang hoạt động ở Liên Xô. Lúc này, Hồ Chí Minh đã phê bình một cách quyết liệt, gay gắt tính không triệt để và không kiên quyết của ĐCS Pháp đối với vấn đề thuộc địa. Khi trở thành đảng viên của ĐCS Pháp và khi còn ở Pháp đến mùa hè năm 1923, Hồ Chí Minh đã kiến nghị, góp ý cho Trung ương ĐCS Pháp ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa do Pháp chiếm đóng, đặc biệt là đối với Đông Dương. Nhưng, sang đến Liên Xô, vẫn với tư cách là một đảng viên của ĐCS Pháp, hoạt động trong bộ máy của QTCS, Hồ Chí Minh tiếp tục luồng sinh khí ấy, nghĩa là có những góp ý, thậm chí phê bình gay gắt ĐCS Pháp trong vấn đề thuộc địa. Hồ Chí Minh đã phê bình với những từ ngữ, lời lẽ mà nghe ra rất đanh: những nghị quyết của ĐCS Pháp về vấn đề dân tộc và thuộc địa “chỉ được dùng để tô điểm mặt giấy”[12]. Theo sáng kiến của Hồ Chí Minh, từ năm 1921, báo L’ Humanité (Nhân đạo) của ĐCS Pháp đã mở một chuyên mục Diễn đàn của các thuộc địa. Nhưng, chẳng bao lâu sau, chuyên mục này đã bị bỏ. Hồ Chí Minh nói rõ quan điểm của mình: “Thật là không thích đáng nếu cứ lắp đi lắp lại mãi một điều mà không làm gì cả. Và những người bị áp bức khốn khổ thấy chúng ta chỉ luôn luôn hứa hẹn nhưng cũng luôn luôn không hành động gì thì bắt đầu tự hỏi rằng không biết thực ra chúng ta là những người đứng đắn hay là những kẻ lừa phỉnh”[13]. Tháng 7-1923, từ Mátxcơva, Hồ Chí Minh viết thư cho Trung ương ĐCS Pháp đề nghị mở lại chuyên mục viết về thuộc địa trong báo L’Humanité và trong tất cả các báo chí của ĐCS Pháp, đề cập vấn đề thuộc địa “trong hết thảy các đại hội, mít tinh hoặc hội nghị của Đảng”[14], “cử các nghị sĩ đi thăm các thuộc địa”[15], v.v. Những đề nghị trên đây của Hồ Chí Minh sau khi ông rời khỏi địa bàn Pháp không được ĐCS Pháp chấp nhận. Rõ ràng là, với khẩu khí này thì có thể những người được góp ý khó mà tiếp thu, và khó mà có thiện cảm.

Ngay như tại Đại hội V của QTCS năm 1924 mà Hồ Chí Minh tham dự và có lời phát biểu, cũng thể hiện được khí khái thẳng như ruột ngựa của mình lúc đó. Trong Phiên họp ngày 23-6-1924, Hồ Chí Minh nói: “Tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, sẽ gợi ra những vấn đề và nếu cần tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa…Các thuộc địa trở thành nền tảng của các lực lượng phản cách mạng. Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng, các đồng chí lại khinh thường thuộc địa…Tại sao các đồng chí lại xem thường thuộc địa trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống lại các đồng chí?…Bàn về khả năng và các biện pháp thực hiện cách mạng…các đồng chí Anh và Pháp cũng như các đồng chí ở các đảng khác hoàn toàn bỏ qua luận điểm cực kỳ quan trọng có tính chiến lược này. Chính vì thế, tôi hết sức kêu gọi các đồng chí: Hãy chú ý”[16]. Tại một diễn đàn tại Phiên họp lần thứ 22 Đại hội đó, ngày 1-7-1924, với tư cách là một đảng viên của ĐCS Pháp, và nhân danh một người ở dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh phát biểu để “bổ sung những ý kiến phê bình của đồng chí Manuinxki về chính sách của chúng ta trong vấn đề thuộc địa”. Hồ Chí Minh phê bình cả ĐCS Pháp và ĐCS Anh và ĐCS một số nước chưa quan tâm đến cách mạng ở các thuộc địa: “Sẽ không phải là quá đáng nếu nói rằng chừng nào Đảng Pháp và Đảng Anh chúng ta chưa thi hành một chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa, thậm chí chưa đề cập đến quần chúng các thuộc địa, thì toàn bộ chương trình rộng lớn của hai đảng đó vẫn không có hiệu quả gì. Chương trình ấy sẽ không có hiệu quả gì vì nó trái với chủ nghĩa Lênin”[17]. Hồ Chí Minh phát biểu tiếp: “Còn các ĐCS của chúng ta như ĐCS Anh, Hà Lan, Bỉ và các ĐCS các nước khác mà giai cấp tư sản ở đấy chiếm giữ thuộc địa, thì đã làm những gì? Các đảng này, từ khi chấp nhận bản Luận cương của Lênin, đã làm được những gì để giáo dục cho giai cấp công nhân nước mình tinh thần quốc tế chủ nghĩa chân chính, tinh thần gần gũi với quần chúng lao động các nước thuộc địa? Tất cả những việc mà các đảng của chúng ta đã làm về mặt này, thật hầu như chưa có gì cả. Còn về tôi, là một người sinh trưởng ở một nước hiện nay là thuộc địa của Pháp và là một đảng viên ĐCS Pháp, tôi lấy làm tiếc phải nói rằng ĐCS Pháp chúng tôi làm rất ít cho các nước thuộc địa”[18]. Hồ Chí Minh phát biểu một cách gay gắt, với khẩu khí thật mạnh và đưa ra những đề nghị rất cụ thể: “Vậy phải hành động thực tiễn như thế nào? Đề ra những luận cương dài dằng dặc và thông qua những nghị quyết rất kêu để sau Đại hội đưa vào viện bảo tàng như từ trước vẫn làm thì chưa đủ. Chúng ta cần có biện pháp cụ thể. Tôi đề nghị mấy điểm dưới đây:

1. Mở trên báo L’Humanité một mục để đăng đều đặn hằng tuần ít nhất hai cột các bài về vấn đề thuộc địa.

2. Tăng cường tuyên truyền và tuyển lựa đảng viên của Đảng trong những người bản xứ ở những nước thuộc địa đã có phân bộ cộng sản.

3. Gửi những người bản xứ vào Trường đại học cộng sản của những người lao động phương Đông ở Matxcơva.

4. Thoả thuận với Tổng Liên đoàn lao động thống nhất để tổ chức những người lao động của các thuộc địa làm việc ở Pháp.

5. Đặt nhiệm vụ cho các đảng viên của Đảng phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề thuộc địa”[19].

Trong một bức thư đề ngày 11-4-1924 gửi Ban Chấp hành QTCS, Hồ Chí Minh nêu nhận xét của mình: “Những thuộc địa của Pháp nói chung và xứ Đông Dương nói riêng, rất ít được biết tới trong giới vô sản…QTCS và ĐCS Pháp đều hiểu biết rất ít về những gì xảy ra tại thuộc địa đó”[20].

Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm của giai cấp vô sản ở “chính quốc”, đặc biệt trong đó là giai cấp công nhân Pháp, phải kết hợp chặt chẽ với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở thuộc địa, sự kết hợp đó tạo thành một mặt trận thống nhất của giai cấp vô sản toàn thế giới; công nhân Pháp phải kết tình anh em với binh lính bản xứ, “phải làm cho binh lính bản xứ hiểu rằng cả công nhân ở chính quốc lẫn binh lính ở thuộc địa, đều cùng bị chung một bọn chủ áp bức và bóc lột, do đó họ đều là anh em cùng giai cấp và khi tới lúc phải chiến đấu thì cả hai bên đều phải cùng đánh bọn chủ chung của mình, chứ anh em không nên đánh lẫn nhau”[21]. Như vậy, Hồ Chí Minh đi tới tận cùng của tư duy về chủ nghĩa thực dân và những biện pháp cách mạng trong thực tế. Hồ Chí Minh cho rằng, giai cấp vô sản chính quốc và đảng tiên phong của nó “không phải chỉ tỏ tình đoàn kết với những anh em cùng giai cấp ở đấy bằng lời nói, mà còn phải giác ngộ họ, giáo dục họ về ý thức tổ chức và về phương pháp tổ chức”[22]. Trên cơ sở đó, năm 1925, Người đề nghị QTCS: a) Làm cho đội tiên phong của giai cấp vô sản ở các thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thực sự sau này. Chỉ có sự hợp tác đó mới có thể bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng; b) Làm cho các dân tộc thuộc địa – từ trước đến nay rời rạc với nhau – hiểu biết nhau và đoàn kết với nhau, do đó đặt cơ sở cho một khối liên hợp tương lai giữa các nước phương Đông, khối liên hiệp đó là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản; c) Giai cấp vô sản các nước tư bản có thuộc địa cần nêu một tấm gương về những điều họ có thể và phải làm cho những anh em của họ đang bị áp bức[23].

Cái đúng không phải bao giờ dễ chấp nhận. Hồ Chí Minh đã trải qua những năm tháng không mấy êm đẹp, không mấy suôn sẻ trong lòng đại gia đình QTCS và trong quan hệ với Trung ương ĐCS Đông Dương những năm đầu khi Đảng mới thành lập. Hồ Chí Minh chấp nhận, đương đầu, lúc nhu, giữ mình để hoạt động và chờ có dịp, khởi phát và thực thi có hiệu quả những quan điểm của mình. Thời cuộc, thời thế sản sinh ra bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh vững tâm và tỏ rõ bản lĩnh ấy nhất là trong những lúc khó khăn nhất của cuộc đời mình và trong những lúc vận mệnh của dân tộc rất hiểm nghèo như “trứng treo đầu đẳng”. Bản lĩnh đó của Hồ Chí Minh thể hiện ở không ít thời kỳ. Và cũng lạ thay, chính trải qua những sóng gió của quá trình bị hiểu lầm đó, Hồ Chí Minh đã thay đổi được khẩu khí và tính cách có lúc “cứng” của mình để không những vẫn giữ được quan điểm, nguyên tắc, nhưng đã “mềm” hơn rất nhiều trong các mối quan hệ ứng xử. Có lẽ sau những năm tháng ở vào “tình cảnh đau buồn”, không được QTCS giao nhiệm vụ gì, cảm thấy đứng ở bên lề, bên ngoài của Đảng, Hồ Chí Minh đã tỉnh ngộ ra cái điều nói chung ở QTCS ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, không phải cứ cứng mà được, không phải cứ nói thẳng, nói to là xong, không phải cứ thẳng thắn là mọi việc đều chạy.

Đúng là không có gì bằng thầy dạy của cuộc sống. Những bài học từ thực tế sôi động trong lòng phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc đã được Hồ Chí Minh tự rút ra và từ đó tự điều chỉnh hành vi, thái độ ứng xử. Những năm không vui 1934-1938 đã rèn cho Hồ Chí Minh nhiều điều, rèn dũa thêm cho ông tính kiên trì, mềm mỏng hơn trong các mối quan hệ nội bộ, trầm lắng và khôn khéo hơn. Qua từng thời kỳ, từng giai đoạn sóng gió của thời cuộc và của cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã học, đã thấm và đã chuốt được thêm chữ “Nhẫn”. Điều này không dễ và không phải ai cũng làm được.


[1] H Chí Minh: Toàn tp, T. 3, Nxb Chính tr quc gia, Hà Ni, 1995, tr. 90.

[2] Xem: Đảng Cng sn Vit Nam: Văn kin Đảng toàn tp, T. 4 (1932-1934), Nxb Chính tr quc gia, Hà Ni, 1999, tr. 399 – 425. Nhng đon trích trong ngoc kép trên đây là có xut x t tài liu này.

[3] Đảng Cng sn Vit Nam: Văn kin Đảng Toàn tp, T. 5, Nxb Chính tr quc gia, Hà Ni, tr. 203 – 204.

[4] Như trên, tr. 406.

[5] H Chí Minh: Toàn tp, T.3, Nxb Chính tr quc gia, Hà Ni,1995, tr. 1.

[6] Như trên, tr. 4.

[7] Như trên.

[8] Như trên, tr. 3.

[9] Như trên.

[10] Theo H sơ 495-154-585 “Vn đề Nguyn Ái Quc” (Quan h ca Ban Phương Đông Quc tế Cng sn vi Đảng Cng sn Đông Dương, t tháng 3 đến tháng 5 năm 1935).

[11] H Chí Minh-Biên niên tiu s, T. 2, Nxb Thông tin lý lun, Hà Ni, 2006, xut bn tn th hai, tr. 59.

[12] H Chí Minh: Toàn tp, T.1, Nxb Chính tr quc gia, Hà Ni,1995, tr. 194.

[13] Như trên, tr. 195.

[14] Như trên, tr. 197.

[15] Như trên.

[16] Như trên, tr. 273-275.

[17] Như trên, tr. 277.

[18] H Chí Minh: Toàn tp, T. 1, Nxb Chính tr quc gia, Hà Ni, 1995, tr. 278.

[19] H Chí Minh: Toàn tp, T. 1, Nxb Chính tr quc gia, Hà Ni, 1995, tr. 281.

[20] H Chí Minh: Biên niên tiu s, T. 1, Nxb Thông tin lý lun, Hà Ni, 1992, tr. 214-215.

[21] Như trên, tr. 202.

[22] H Chí Minh: Toàn tp, T. 2, Nxb Chính tr quc gia, Hà Ni, 1995, tr. 114.

[23] Xem H Chí Minh: Toàn tp, T. 1, Nxb Chính tr quc gia, Hà Ni, 1995, tr. 302.

1 Responses to Tại sao Hồ Chí Minh bị hiểu lầm?

  1. Cháu đã tham khảo một số bài viết tương tự trên internet và nhận thấy đây là bài viết kèm phân tích rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu nhât về giai đoạn 1934-1948 của Hồ Chí Minh. Xin cảm ơn tác giả.

Bình luận về bài viết này