Chuyện ít người biết về Tuyên ngôn độc lập

02/09/2010

ĐOAN TRANG

Bản Tuyên ngôn độc lập mở đầu bằng một đoạn trích dẫn từ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ. Điều mà nhiều người chưa biết là Bác đã trích nguyên văn câu ấy từ văn bản hay lấy từ trí nhớ của mình và Bác đã làm những việc đó như thế nào trong quá trình viết tuyên ngôn.

Một trong những người đặt ra câu hỏi đó là nhà sử học, nhà văn Mỹ Lady Borton. Nguyên là một giáo viên dạy toán nên cách nghiên cứu lịch sử của bà có sự cẩn trọng, logic và chặt chẽ đến từng chi tiết, có độ rõ ràng và tin cậy cao. Bà đã tìm gặp trực tiếp những người Mỹ từng tiếp xúc với Hồ Chủ tịch trong thời gian đó. Bà cũng là người đầu tiên khẳng định: Hồ Chí Minh không chỉ trích dẫn mà còn có ý thức thay đổi từ ngữ ở bản dịch theo chủ kiến của mình.

Cẩn trọng đến từng chi tiết

Năm 1997, Lady Borton tìm gặp một nhân chứng quan trọng: Charles Fenn, nhân viên đầu tiên của phái bộ OSS (Cơ quan tình báo chiến lược, tiền thân của CIA) tiếp xúc với Hồ Chí Minh tháng 3-1945. Hồi đó, Charles Fenn được phái đến phái bộ OSS đóng tại Côn Minh (Trung Quốc). Cùng thời gian ấy, Hồ Chí Minh đích thân đưa một phi công Mỹ – người được Việt Minh cứu thoát sau khi bị quân Nhật bắn hạ lúc ném bom phát xít ở Đông Dương – sang Côn Minh để trao trả cho Đồng minh.

Đọc tiếp »


Tuyên ngôn độc lập năm 1945 – những giá trị truyền thống và đương đại

02/09/2010

Nguyễn Đình Lộc

Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Có một truyền thống Việt Nam

Ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã đi vào lịch sử dân tộc với tính cách là ngày Quốc khánh Việt Nam. Sự lựa chọn thật thích đáng. Đó là ngày ra đời của Tuyên ngôn độc lập do lãnh tụ tối cao Hồ Chí Minh tuyên đọc, chính thức khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Sự ra đời của Tuyên ngôn độc lập năm 1945 phải được xem là một sự kiện hoàn toàn tự nhiên. Dân tộc Việt Nam, sau gan 100 năm chịu ách đô hộ, thống trị tàn bạo của nước ngoài đã bằng cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất, chấp nhận những hy sinh, mất mát to lớn giành lại được giang sơn gấm vóc, giành lại được độc lập, tự do.

Đọc tiếp »


Tuyên ngôn độc lập năm 1945 – văn bản pháp lý – chính trị, nền tảng của nước Việt Nam mới

02/09/2010

Luật gia Phùng Văn Tửu

Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay sau ngày tuyên bố độc lập, trong lúc Nhà nước cách mạng đang còn trứng nước, bọn phản động ra sức phá hoại, tình thế cách mạng “ngàn cân treo trên sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng đã đề ra nhiệm vụ Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội lập hiến, xây dựng Hiến pháp.

Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta; là bản Hiến pháp của nước Việt Nam độc lập thoát khỏi xiềng xích áp bức, bóc lột của thực dân Pháp gần một thế kỷ và chế độ phong kiến thống trị hàng bao thế kỷ. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc được giải phóng, Nhà nước đã ban hành bản Hiến pháp thứ hai – Hiến pháp 1960 để làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng và cả nước thống nhất, bản Hiến pháp thứ ba – Hiến pháp 1980 đã được ban hành. Đó là bản Hiến pháp của nước Việt Nam thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp hiện hành được Quốc hội thông qua năm 1992; là bản Hiến pháp thứ tư và là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới.

Đọc tiếp »


Các liên kết về Chủ tịch Hồ Chí Minh

16/11/2009

Nhằm thuận lợi cho quá trình tra cứu thông tin của bạn đọc, chúng tôi thống kê các liên kết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xin bạn đọc lưu ý: các liên kết sẽ được mở sang một trang mới, chúng tôi không có liên hệ gì và không chịu trách nhiệm về nội dung các trang đó.

Để bổ sung các liên kết, vui lòng để lại bình luận cuối bài này. Hoặc email về: info@thehehochiminh.net

Đọc tiếp »