Tư duy kinh tế Hồ Chí Minh: Bác Hồ chỉ nói về mục tiêu kinh tế

27/11/2010

ĐOÀN DUY THÀNH

Trong Di chúc, Bác Hồ viết: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đoàn Duy Thành lý giải vì sao trong Di chúc và trước tác của Hồ Chủ tịch chỉ nêu mục tiêu mà không nói đến quan điểm, phương pháp phát triển kinh tế đất nước.

Đọc tiếp »


THÔNG BÁO Của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh

15/12/2009

Thông báo số 151-TB/TW, ngày 19 tháng 8 năm 1989 lý giải về các bản Di chúc khác nhau của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về bản công bố chính thức năm 1969 cũng như ngày mất thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. TheheHoChiMinh.net xin giới thiệu văn bản quan trọng này tới bạn đọc, kèm theo thông báo này có các phiên bản gốc của Di chúc, bản đánh máy, cũng như bút tích viết tay của Hồ Chủ tịch.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một bản Di chúc vô cùng quý báu. Dinh chúc được công bố ngay sau khi Bác qua đời và đã trở thành một nguồn cổ vũ lớn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, thống nhất đất nước và đưa nước nhà vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Song do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ mà có một số điều chưa được công bố.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Bác qua đời và chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) thấy có trách nhiệm thông báo đến toàn Đảng, toàn dân một số vấn đề liên quan đến Di chúc của Bác và ngày Bác qua đời.

1 – Về tài liệu gốc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đọc tiếp »


Nguyên văn các bản viết Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản công bố chính thức năm 1969

15/12/2009

Bản 1:

VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Tuyệt đối bí mật Nhân dịp mừng 75 tuổi

Người làm thơ rất nổi tiếng, ở Trung Quốc đời nhà Đường là cụ Đỗ Phủ có câu thơ rằng “hân sinh thất thập cổ lai hy”. Nghĩa là: Người thọ 70, xưa nay hiếm.

Đọc tiếp »