William J.Duiker viết về Lá thư Nguyễn Tất Thành xin vào học trường thuộc địa (1911)

WILLIAM J.DUIKER

Theo W.J.Duiker, đây là một lá thư do Nguyễn Tất Thành viết. Tuy nhiên, trong “Hồ Chí Minh toàn tập”, không thấy có lá thư này. Để tạo điều kiện bạn đọc tiếp cận và nghiên cứu, chúng tôi trích đăng ý kiến của W.J.Duiker. Hoan nghênh bạn đọc phản hồi về lá thư theo địa chỉ email: info@thehehochiminh.net

Anh Thành đã trở lại tàu trước khi tàu nhổ neo; tàu đã đến Cảng Le Havre ngày 15.7, và vài ngày sau đã đến Cảng Dunkerque và cuối cùng trở lại Marseilles, và ở đó cho đến giữa tháng 9. Tại đây, anh đã viết một bức thư gửi cho Tổng thống nước Cộng hoà Pháp. Vì đây là một sự kiện đáng chú ý, tôi xin chép toàn văn thư này.

Marseilles

Ngày 15 tháng Chín năm 1911

Thưa Ngài Tổng thống!

Tôi xin hân hạnh yêu cầu Ngài giúp đỡ cho tôi được vào học nội trú tại Trường Thuộc địa.

Hiện nay, để nuôi thân, tôi đang làm việc cho công ty Chargeurs Réunis (Tàu Amiral Latouche – Tréville). Tôi hoàn toàn không còn nguồn lực nào và rất thiết tha  muốn có học vấn. Tôi muốn trở nên có ích cho nước Pháp trong quan hệ với đồng bào tôi và đồng thời mong muốn đồng bào tôi thu lợi được từ học hành.

Quê tôi ở tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Với hy vọng rằng Ngài sẽ phúc đáp theo hướng  thuận lợi đề nghị của tôi, tôi xin Ngài Tổng thống nhận sự biết ơn sâu sắc của tôi.

Nguyễn Tất Thành

Sinh tại Vinh, 1892

Con trai của Ông Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương)

Học sinh tiếng Pháp và chữ nho

Được thành lập năm 1885 để đào tạo các quan chức phục vụ cho chính quyền ở các nước thuộc địa Pháp, Trường Thuộc địa có bao gồm một “bộ phận bản xứ” dành cho thần dân thuộc địa với  khoảng 20 suất học bổng cho học sinh Đông Dương thuộc Pháp. Một số học giả đã thắc mắc tại sao một thanh niên như anh Nguyễn Tất Thành, rõ ràng có tư tưởng chống đối ách cai trị của Pháp đối với đất nước mình, lại muốn vào học tại một trường thuộc địa để phục vụ cho nước Pháp; họ đã phỏng đoán rằng có thể anh đã sẵn sàng hy sinh chủ nghĩa yêu nước để đổi lấy sự nghiệp  viên chức. Tuy nhiên, qua viêc anh Thành đã học tại Trường Quốc học ở Huế, ta thấy  hành vi của anh không có gì đáng ngạc nhiên. Sự thù địch của anh đối với ách thống  trị thực dân của Pháp ở Đông Dương dường như đã được xác định, song điều rõ ràng là anh vẫn chưa quyết định nên đi theo con đường nào để giải phóng đất nước và, theo lời kể của bản thân anh, anh vẫn thiết tha được học hành để nâng cao hiểu biết tình hình. Trong một  thư viết vào khoảng năm 1911, anh nói với chị mình rằng anh hy vọng được tiếp tục học ở Pháp và trở về Đông Dương sau 5 hoặc 6 năm. Hơn nữa, như đã thấy trong nội dung bức  thư gửi cho tổng thống Pháp, mục tiêu cuối cùng của anh là giúp ích cho đất nước mình. Cũng có thể là anh sẵn sàng giấu ý đồ của mình để đạt được mục tiêu cuối cùng của minh, và đây không phải là lần cuối cùng anh làm như vậy.(1)

* Chú thích:

(1): Nên xem sách của Daniel Hemery, “Hồ chí Minh: Từ Đông Dương đến Viêtnam”, (Paris, l990), tr.40, có bản sao thư gửi Tổng thống. Hình như anh Tất Thành đã gửi một thư tương tự cho Bộ trưởng thuộc địa ở Paris. Nên đọc bài của Nguyễn thế Anh và Vũ ngũ Chiêu, “Từ mộng làm quan đến đường cách mệnh, Hồ chí Minh và Trường thuộc địa”, báo Đường Mới, số l (6.l983), tr.l4. Một bản sao bức thư này hiện có ở Bảo Tàng Hồ chí Minh ở Hầ-nội.  Để đọc một giải thích có tính phê phán, nên xem tài liệu đã dẫn. Để đọc một giải thích có tính thuận lợi hơn, nên đọc bài của Daniel Hemery, nhan đề “Bộ máy viên chức trên tư cách là một tiến trình lịch sử”, trong sách do Boudarel chủ biên nhan đề, “Bộ máy viên chức ở Viêtnam” (Páris: L’Harmattan, l983), tr.26-30, và sách của Thu Trang Gaspard, “Hồ chí Minh ở Paris”, (Paris:L’Harmattan), l992, tr.55-56. Cũng có khả năng anh Tất Thành hy vọng vào được trường này để giúp bố mình phục hồi chức vụ cũ trong bộ máy viên chức. Đáng lưu ý là trong thư trên, Tất Thành có nói cụ thể đến Bố mình. Thư của Tất Thành gửi cho Chị đã được nêu trong Công văn Mật số 7ll, ngày 7.5.l920 của Cảnh sát Đông Dương, hiền nằm trong hồ sơ nhan đề “l920”, hôp 364,  Tư liệu Quân đội Viễn chinh Pháp, tại Trung Tâm Hồ sơ Hải ngoại, tỉnh Aix en Provence, Pháp.

(Theo William J.Duiker, “Ho Chi Minh – a life”, Nxb Hyperion, New York, năm 2000. Tiếp cận qua bản dịch tiếng Việt).

* Tài liệu tham khảo chủ yếu (có liên quan trực tiếp):

1. William J.Duiker, “Ho Chi Minh – a life”, Nxb Hyperion, New York, năm 2000

2. Phạm Xanh, “Mấy nét đặc thù trong cuộc đời Hồ Chí Minh và hướng tiếp cận”, trích sách “Hồ Chí Minh dân tộc và thời đại”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2002.

3. Nguyễn Bá Sơn, “Tự học và học tập suốt đời, con đường Hồ Chí Minh trở thành nhà văn hóa kiệt xuất”, chưa xuất bản.

6 Responses to William J.Duiker viết về Lá thư Nguyễn Tất Thành xin vào học trường thuộc địa (1911)

  1. […] bày sau. Thứ hai đó là trên tranh chủ có cái tên rất “Fan club” của HCM: http://thehehochiminh. wordpress. com/2010/01/03/1911_lathu_truong_thuocdia/ Có đoạn nói về tác giả nước ngoài, cả bài viết trên trang đó và ký giả […]

  2. ABC nói:

    Tổ cha thằng Tổng théng Phóp !
    Phải chi hén OK thì giờ VN ta đở khổ biết mấy !

  3. […] cơ quan tuyên giáo là vậy, cũng như xưa kia Nguyễn Tất Thành muốn qua Pháp để xin học nội trú trường thuộc địa (2.11), nhưng khi thành Hồ Chủ tịch được phóng tác là “đi tìm đường cứu […]

  4. […] cơ quan tuyên giáo là vậy, cũng như xưa kia Nguyễn Tất Thành muốn qua Pháp để xin học nội trú trường thuộc địa (2.11), nhưng khi thành Hồ Chủ tịch được phóng tác là “đi tìm đường cứu […]

  5. […] cơ quan tuyên giáo là vậy, cũng như xưa kia Nguyễn Tất Thành muốn qua Pháp để xin học nội trú trường thuộc địa (2.11), nhưng khi thành Hồ Chủ tịch được phóng tác là “đi tìm đường cứu […]

  6. Hello everyone, it’s my first go to see at this website, and paragraph is in fact fruitful in favor of me, keep
    up posting these types of content.

Gửi phản hồi cho BÀI 2. ĐẾN SỰ THẬT CỦA LỊCH SỬ – Vì một Bình Thuận minh bạch, phát triển Hủy trả lời